chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Diễn đàn cạnh tranh Quốc gia
Theo kết quả khảo sát được JETRO thông báo với Bộ KH&ĐT, 4 điểm chính được các DN Nhật Bản quan tâm đó là việc đánh giá mở rộng thị trường tại Việt Nam; vấn đề rủi ro trong môi trường đầu tư; tình hình cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện; kỳ vọng vào việc hội nhập kinh tế.
Đánh giá việc mở rộng thị trường tại Việt Nam, 66% DN Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng thị trường ở Việt Nam và coi Việt Nam là điểm đầu tư quan trọng.
Về rủi ro trong môi trường đầu tư, Việt Nam rơi vào vị trí thứ 3 trong số 15 quốc gia về “Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành không minh mạch”, hơn một nửa số DN chỉ ra vấn đề “Sự phức tạp về cơ chế”, “Chi phí nhân công tăng cao”, nhưng bù lại “Thủ tục hành chính phức tạp” đã được cải thiện đôi chút và “Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện” cũng được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, tình hình cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện vẫn khiến DN Nhật không hài lòng. Tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam là 33,2%, tăng 1% so với năm 2013. Tỉ lệ này cao hơn Philippines (28,4%), nhưng thấp hơn Trung Quốc nhiều (66%), Thái Lan (55%).
Để nâng cao năng lực cạnh tranh về mặt chi phí, Việt Nam cần tăng thu mua từ DN, hỗ trợ DN thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ bằng các hình thức như cho vay lãi suất thấp, ưu đãi về thuế, đào tạo nguồn nhân lực.
Vũ Trọng