chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Diễn đàn cạnh tranh Quốc gia
Theo đó, chỉ số trung bình mà các bộ ngành đạt được là 76,99%, cao hơn so với năm 2012 nhưng lại thấp hơn so với năm 2013 (giảm 0,26%).
Trong đó, có 5 bộ đạt chỉ số trên 80%, gồm Bộ Giao thông Vận tải xếp vị trí thứ nhất với 81,83 %, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ.
Còn lại 14 Bộ, cơ quan ngang Bộ đạt kết quả từ trên 70% đến dưới 80%. Xếp vị trí cuối cùng là Bộ Khoa học và Công nghệ, có kết quả là 71%, giảm 6,27% so với kết quả của năm 2013.
Ở khối các địa phương, chỉ số trung bình là 81,21%, cao hơn so với năm 2013 và năm 2012. Có đến 44 tỉnh, thành phố đạt kết quả tốt từ 80% trở lên, gấp đôi số lượng năm 2013.
Kết quả năm 2014 cũng ghi nhận lần đầu tiên có địa phương đạt chỉ số trên 90%, gồm 3 thành phố trực thuộc Trung ương Đà Nẵng (92,54%), Hải Phòng và Hà Nội.
Như vậy, có thể thấy đánh giá của PAR INDEX tương đối thống nhất so với kết quả nhiều cuộc điều tra xã hội học gần đây. Theo chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của các Bộ (MEI) năm 2014, được VCCI khảo sát và công bố hồi tháng 6 vừa qua, Bộ GTVT cũng là đơn vị dẫn đầu.
Còn theo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014, do VCCI công bố hồi tháng 4, Đà Nẵng tiếp tục bảo vệ thành công vị trí quán quân của bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng và chỉ số của từng bộ, cơ quan ngang bộ:
![]() |
Được biết, tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ, kết quả cải cách thủ tục hành chính là cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, chỉ số cải cách hành chính giúp đánh giá một cách chính xác, khách quan công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện cải cách hành chính cũng như phản ánh những kết quả đạt được trong cải cách hành chính hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.
Việc xác định Chỉ số cải cách hành chính từng bước tạo ra sự công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công cuộc cải cách hành chính; đồng thời, huy động được sự tham gia đánh giá của người dân, tổ chức đối với công tác cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương.
PAR INDEX cấp bộ gồm 7 lĩnh vực, 31 tiêu chí và 89 tiêu chí thành phần. PAR INDEX cấp tỉnh gồm 8 lĩnh vực, 34 tiêu chí và 104 tiêu chí thành phần.
Việc đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần được thực hiện theo các phương pháp: Tự đánh giá, chấm điểm của các bộ, các tỉnh theo thang điểm đã quy định; Bộ Nội vụ thẩm định điểm của các bộ, tỉnh tự đánh giá, chấm điểm với sự tư vấn của Hội đồng thẩm định và điểm đánh giá qua điều tra xã hội học.![]() |