chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Diễn đàn cạnh tranh Quốc gia
Cơ hội từ AEC
Theo đó, các DN có cơ hội mở rộng trao đổi thương mại, thu hút đầu tư dựa trên lợi thế của một không gian thị trường mở. Các rào cản thuế quan, phi thuế quan được tháo gỡ sẽ giúp DN đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ thêm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của DN.
Ngoài ra, các DN còn có cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn với các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia… thông qua các thỏa thuận khu vực thương mại tự do (FTAs) riêng rẽ giữa ASEAN với các đối tác nói trên. Từ đó, DN Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực.
Tuy nhiên, theo ông Hưng, bên cạnh những thuận lợi cũng có nhiều thách thức đối với DN Việt Nam khi AEC bắt đầu có hiệu lực. Trong đó, đáng chú ý là sức ép từ hàng hóa nhập khẩu, cạnh tranh về dịch vụ, đầu tư… của các nước khác trong khu vực ASEAN có thể khiến cho một số ngành, sản phẩm trong nước phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút lui khỏi thị trường.
Do vậy, DN Việt Nam muốn tận dụng hiệu quả cao nhất cơ hội mà AEC mang lại thì cần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, nhất là phải đáp ứng được các tiêu chí về quy tắc xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về thuế quan.
Những viện cần làm
Tại Hội nghị “Giải pháp liên kết xuất nhập khẩu trước thềm ASEAN ” tổ chức ngày 7/5 tại TPHCM, theo các chuyên gia kinh tế, để các DN Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội khi Việt Nam tham gia AEC thì các DN cần phải chủ động xây dựng năng lực sản xuất, kinh doanh; cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu, hình ảnh.
Bên cạnh đó, các DN cũng cần tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu và giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài; tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ; đầu tư vào các vùng nguyên liệu. Phát triển mối quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất nước ngoài có công nghệ tiên tiến; xây dựng chiến lược phát triển liên kết nội khối tạo chuỗi sản xuất lớn để có khả năng nhận những đơn hàng lớn
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho rằng, bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong nước có bước chuẩn tốt nhất khi tham gia AEC vào năm 2015 thì DN cũng phải chủ động tiếp cận, phản ánh, trao đổi thông tin với các cơ quan của Chính phủ về nhu cầu của mình hoặc nêu các kiến nghị, đề xuất để việc đàm phán đem lại hiệu quả tốt nhất cho DN.
Cũng theo ông Trần Thanh Hải, đối tượng DN tham gia hoạt động trong môi trường AEC nhiều nhất chính là các DN vừa và nhỏ.
Chính vì vậy, DN vừa và nhỏ phải tìm hiểu và nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến lược mới của mình để tạo ra các lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh các rào cản thuế quan sẽ về mức 0% vào cuối năm 2015.
Lê Anh