chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Diễn đàn cạnh tranh Quốc gia
Trong buổi họp báo ngày 22/5 tại TPHCM, ông Cao Hoài Dương cho biết hiện có 4 nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn SK (Hàn Quốc), ldemitsu (Nhật bản), HDBank, Sovico (Việt Nam) đã gửi thư xác nhận đăng ký tham giá đấu giá sau khi hoàn thành bước thẩm định đầu tư.
Đặc biệt, số lượng cổ phần mà 4 nhà đầu tư đăng ký mua hiện đang cao hơn gấp 2,86 lần số lượng mà PVOIL chào bán.
Tất cả các nhà đầu tư ngoại đều muốn mua tối đa số cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược, còn hai nhà đầu tư trong nước muốn sở hữu khoảng 35% cổ phần. Như vậy, theo kế hoạch, PVOIL sẽ bán khoảng 44,7% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, giảm sở hữu Nhà nước xuống 35,1%.
Trước đó, theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn yêu cầu hoàn thành việc chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của PVOIL là 3 tháng kể từ ngày phê duyệt phương án cổ phần hoá. Quyết định cũng cho phép với trường hợp không thể hoàn thành trong thời hạn quy định, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ xem xét quyết định.
Thực tế đến nay, đã hết thời gian 3 tháng kể từ ngày phê duyệt phương án cổ phần hoá nhưng kế hoạch bán 44,72% cho nhà đầu tư chiến lược vẫn trong quá trình đàm phán. Theo ông Cao Hoài Dương, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan như quá trình thương thảo quyền lợi, quyền hạn, lợi ích ràng buộc chưa “chốt” được giữa PVOIL với các nhà đầu tư này thì nguyên nhân khách quan như khoảng thời gian 3 tháng từ tháng 1 đến hết tháng 4 lại nằm vào những thời gian nghỉ lễ, tết, Noel của Việt Nam cũng như của các nước có nhà đầu tư tham gia. Vì vậy, khung thời gian của tiến trình đàm phán bị hạn chế.
Trước tình hình đó, sau khi xem xét công văn báo cáo của Hội đồng Thành viên tập đoàn Dầu khí Việt Nam (cơ quan chủ quản của PVOIL), Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng xem xét chấp thuận kéo dài thời gian hoàn thành bán cổ phần hoá cho nhà đầu tư chiến lược thêm 4 tháng, đến cuối tháng 7. Hiện tại, PVOIL đang chờ quyết định gia hạn thời gian cổ phần hoá của Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục thực hiện.
Chia sẻ về “sức hút” của PVOIL với các nhà đầu tư tên tuổi trên thế giới như SK, tập đoàn xăng dầu lớn nhất Hàn; ldemitsul, thương hiệu đứng thứ 2 về dầu khí của Nhật Bản cũng như nổi tiếng trên thế giới; HBDank, ngân hàng bán lẻ lớn tại Việt Nam hay Sovico, tập đoàn hùng mạnh về tài chính, hàng không và bất động sản ông Dương cho rằng, dư địa và biên độ để PVOIL phát triển còn rất lớn và đó chính là lý do mà các thương hiệu lớn muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược của PVOIL.
Cụ thể, với ưu thế là doanh nghiệp lớn thứ 2 trên cả nước về sản xuất và kinh doanh xăng dầu, bên cạnh những chỉ tiêu tăng trưởng tốt trong thời gian qua thì “cơ sở hạ tầng” như hệ thống kho bãi tới 1 triệu m3 nhưng hiệu suất mới đạt khoảng 50% khối lượng sẽ giúp không phải chi vốn nhiều vào khoản mục này trong quá trình phát triển sắp tới.
Bên cạnh đó, với hệ thống 540 cửa hàng xăng dầu trải dài trên toàn quốc dầu thuộc sở hữu của PVOIL hệ thống 540 cửa hàng xăng dầu thuộc sở hữu của PVOIL và hơn 3.000 cửa hàng xăng dầu của các tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhượng quyền trên cả nước hiện sẽ là một trong những điều kiện “vàng” để phát triển bán lẻ, một trong những kênh phân phối quan trọng phát triển doanh thu, từ đó tăng tỷ suất lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Để chú trọng vào chiến lược này, PVOIL đã đặt mục tiêu trong kế hoạch 5 năm tới, phát triển mua thêm khoảng 1.000 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu sở hữu lên 1.500 cửa hàng, gấp 3 lần con số hiện nay. Đồng thời, không chỉ đơn thuần bán xăng dầu mà còn kèm theo nhiều dịch vụ giá trị gia tăng để tăng lợi nhuận.
Đồng thời, để tăng tỉ suất lợi nhuận, trong năm 2017, PVOIL đã thoái vốn tại 3 công ty con hoạt động kém hiệu quả là PVOIL Quảng Ninh, PVOIL Thái Nguyên và PVOIL Kiên Giang.
Minh Thi