chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Diễn đàn cạnh tranh Quốc gia
![]() |
Việc báo cáo tình hình sử dụng lao động cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước đang là thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp. |
Là người làm báo cáo tăng, giảm lao động hàng tháng cũng như nghiên cứu quy định, tôi thấy hai biểu mẫu này có nội dung thông tin liên quan đến người lao động không khác nhau, chỉ khác ở chỗ, biểu mẫu 28 doanh nghiệp phải kê khai tên từng người lao động, còn biểu mẫu 29 chỉ ghi tổng số lao động đồng thời kê khai thêm danh sách tăng, giảm lao động, thay đổi thông tin, lao động tạm hoãn hợp đồng...
Ngoài ra, Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH quy định vào mỗi sáu tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm doanh nghiệp phải làm báo cáo tình hình biến động lao động cho cơ quan quản lý lao động nơi doanh nghiệp hoạt động theo biểu mẫu 07-TT 23 (biểu mẫu này cũng không khác biểu mẫu 29 nói trên).
Điều đáng nói là mặc dù theo quy định và hướng dẫn cách ghi tại biểu mẫu 07- TT 23, doanh nghiệp chỉ kê khai và báo cáo tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có hoặc tổng số lao động tăng hoặc giảm trong kỳ nhưng khi doanh nghiệp nộp báo cáo, cán bộ tiếp nhận lại hướng dẫn “lại” và yêu cầu phải kê khai cụ thể tên từng người lao động và giải thích rằng để cho cơ quan quản lý lao động dễ quản lý và kiểm tra tình hình sử dụng lao động tại doanh nghiệp...?
Để giảm tải công việc hành chính cho doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước, cần loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, trùng lặp.
Nguyễn Đước
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn