Bản Để In

TPHCM: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định

(Chinhphu.vn) - Việc hầu hết các chỉ số kinh tế tăng khá cao thời gian qua sẽ là yếu tố quan trọng, góp phần đảm bảo cho kinh tế vĩ mô của TPHCM tiếp tục tăng trưởng ổn định.

07/24/2014 08:26
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân: TPHCM cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ để giảm nhập khẩu cho kinh tế Thành phố. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng cao
Ngày 24/7, tại buổi họp đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn 7 tháng đầu năm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM Thái Văn Rê, cho rằng mặc dù tình hình trong nước và thế giới có nhiều tác động không thuận lợi nhưng xuất khẩu của Thành phố vẫn tiếp tục tăng trưởng. Xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 16,4 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ 2013.

Đáng chú  ý, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt tăng trưởng cao so với cùng kỳ: Hạt tiêu tăng 85,8%; rau quả tăng 48,5%; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 37%; thuỷ sản tăng 14,8%; cà phê tăng 14,6%; gạo tăng 11%; dệt may tăng 8,6%; giày dép tăng 7,4%...

Trong đó, các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ chiếm 16,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 2% so với cùng kỳ; Nhật Bản chiếm 15,3%, tăng 3,8%; Australia chiếm 8,4% tăng 51%; Singapore chiếm 3,5% tăng 47,2%; Trung Quốc chiếm 12,6%, tăng 31,7%...

Trong khi đó, nhập khẩu bắt đầu có sự chuyển dịch, 7 tháng ước đạt hơn 14,1 tỷ USD, giảm 8% so cùng kỳ. Nhập khẩu từ thị trường Singapore chiếm 12,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng có mức tăng cao nhất, lên đến 45,8%; Mỹ chiếm 6%, tăng 28,3%; Nhật Bản chiếm 6,8%, tăng 4,1%; Hàn Quốc chiếm 6,7%, tăng 11,7%; riêng thị trường Trung Quốc, mặc dù vẫn chiếm tới 22%, nhưng giá trị lại giảm 1,9% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng nhập khẩu tăng chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất: Nhiên liệu tăng 56,9%; máy móc thiết bị tăng 31,2%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 18,6%; vải tăng 15%; chất dẻo tăng 11,9%...
Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế-xã hội của TPHCM trong 7 tháng đầu năm 2014. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Đẩy mạnh đầu tư, giữ vững tăng trưởng
Theo đánh giá của ông Trần Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, tình hình kinh tế Thành phố trong 7 tháng qua tương đối tích cực. Việc hầu hết các chỉ số kinh tế quan trọng tăng khá cao thời gian qua sẽ là yếu tố góp phần đảm bảo cho kinh tế vĩ mô của TPHCM tiếp tục tăng trưởng ổn định.

Tuy nhiên, theo Phó Viện trưởng Trần Anh Tuấn, kinh tế Thành phố vẫn có những điểm cần tiếp tục nỗ lực. Cụ thể, chỉ số sản xuất bình quân trong 7 tháng tăng 6,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,3%), nhưng riêng tháng 7 thì lại giảm 3,6% so với tháng 6; hay như kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 cũng giảm so với tháng 6 và so với cùng kỳ...

Do đó, trong thời gian tới, Thành phố cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu, tập trung mạnh vào các nước đang trong quá trình thương lượng hiệp định TPP, thị trường một số nước khu vực như Malaysia, Indonesia... để xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đồng thời nhập khẩu nguyên phụ liệu cho dệt may, da giày... Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu, phụ trợ cho các ngành trọng yếu của Thành phố.

Tại hội nghị, lý giải nguyên nhân kinh tế Thành phố tiếp tục đạt kết quả tích cực, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cho biết thời gian qua lãnh đạo Thành phố đã trực tiếp làm việc với từng ngành sản xuất chủ lực như dệt may, da giày, cao su, nông lâm thủy sản... để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu những tác động bất lợi của tình hình khu vực và cùng với những ngành này tìm giải pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Cũng theo Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân, từ nay đến cuối năm, để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 9-10%, Thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, giảm nhập khẩu cho kinh tế Thành phố, nhất là đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Ngày 24/7, tại buổi họp đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn 7 tháng đầu năm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM Thái Văn Rê, cho rằng mặc dù tình hình trong nước và thế giới có nhiều tác động không thuận lợi nhưng xuất khẩu của Thành phố vẫn tiếp tục tăng trưởng. Xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 16,4 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ 2013. Đáng chú  ý, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt tăng trưởng cao so với cùng kỳ: Hạt tiêu tăng 85,8%; rau quả tăng 48,5%; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 37%; thuỷ sản tăng 14,8%; cà phê tăng 14,6%; gạo tăng 11%; dệt may tăng 8,6%; giày dép tăng 7,4%... Trong đó, các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ chiếm 16,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 2% so với cùng kỳ; Nhật Bản chiếm 15,3%, tăng 3,8%; Australia chiếm 8,4% tăng 51%; Singapore chiếm 3,5% tăng 47,2%; Trung Quốc chiếm 12,6%, tăng 31,7%... Trong khi đó, nhập khẩu bắt đầu có sự chuyển dịch, 7 tháng ước đạt hơn 14,1 tỷ USD, giảm 8% so cùng kỳ. Nhập khẩu từ thị trường Singapore chiếm 12,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng có mức tăng cao nhất, lên đến 45,8%; Mỹ chiếm 6%, tăng 28,3%; Nhật Bản chiếm 6,8%, tăng 4,1%; Hàn Quốc chiếm 6,7%, tăng 11,7%; riêng thị trường Trung Quốc, mặc dù vẫn chiếm tới 22%, nhưng giá trị lại giảm 1,9% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu tăng chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất: Nhiên liệu tăng 56,9%; máy móc thiết bị tăng 31,2%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 18,6%; vải tăng 15%; chất dẻo tăng 11,9%...Theo đánh giá của ông Trần Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, tình hình kinh tế Thành phố trong 7 tháng qua tương đối tích cực. Việc hầu hết các chỉ số kinh tế quan trọng tăng khá cao thời gian qua sẽ là yếu tố góp phần đảm bảo cho kinh tế vĩ mô của TPHCM tiếp tục tăng trưởng ổn định.Tuy nhiên, theo Phó Viện trưởng Trần Anh Tuấn, kinh tế Thành phố vẫn có những điểm cần tiếp tục nỗ lực. Cụ thể, chỉ số sản xuất bình quân trong 7 tháng tăng 6,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,3%), nhưng riêng tháng 7 thì lại giảm 3,6% so với tháng 6; hay như kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 cũng giảm so với tháng 6 và so với cùng kỳ...Do đó, trong thời gian tới, Thành phố cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu, tập trung mạnh vào các nước đang trong quá trình thương lượng hiệp định TPP, thị trường một số nước khu vực như Malaysia, Indonesia... để xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đồng thời nhập khẩu nguyên phụ liệu cho dệt may, da giày... Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu, phụ trợ cho các ngành trọng yếu của Thành phố.Tại hội nghị, lý giải nguyên nhân kinh tế Thành phố tiếp tục đạt kết quả tích cực, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cho biết thời gian qua lãnh đạo Thành phố đã trực tiếp làm việc với từng ngành sản xuất chủ lực như dệt may, da giày, cao su, nông lâm thủy sản... để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu những tác động bất lợi của tình hình khu vực và cùng với những ngành này tìm giải pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất và thị trường tiêu thụ.Cũng theo Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân, từ nay đến cuối năm, để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 9-10%, Thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, giảm nhập khẩu cho kinh tế Thành phố, nhất là đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Trong 7 tháng đầu năm, nhiều chỉ số kinh tế trên địa bàn TPHCM tiếp tục đạt kết quả tích cực. Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 366.380 tỷ đồng, tăng 12,8% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 11,8%). Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 148.541 tỷ đồng, đạt 65,64% dự toán năm, tăng 14,27%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cả cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đạt 1,1 USD, tăng 80,2% so cùng kỳ (cùng kỳ giảm 57,8%). Khách quốc tế trong 7 tháng đạt gần 2,4 triệu lượt, tăng 9,1% so cùng kỳ. Tổng doanh thu toàn ngành du lịch trong 7 tháng đạt gần 52.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ. 
Mạnh Hùng