- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
2 năm, 6 văn bản kiến nghị vẫn không xử lý xong
(Chinhphu.vn) – Vasep tiếp tục kiến nghị về một vấn đề mà trước đó đã kiến nghị trong suốt 2 năm với 6 văn bản được gửi đi. Đại diện Bộ Y tế đã thừa nhận vướng mắc và tiếp tục khẳng định sẽ sớm sửa đổi trong thời gian tới.
Tại buổi đối thoại chính sách quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) về tháo gỡ rào cản kinh doanh cho các doanh nghiệp do Cục ATTP – Bộ Y tế phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, từ năm 2014 đến nay, trăn trở và vướng mắc của ngành về thủ tục công bố hợp quy đối với hàng hóa phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, gia vị nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, chứ không tiêu thụ nội địa, vẫn chưa được giải quyết.
Trong hai năm qua, đã có tới 6 văn bản kiến nghị được gửi đi. Vasep cũng đã có 2 cuộc họp với Cục ATTP (Bộ Y tế), nhưng vẫn chưa có kết quả cụ thể.
Theo Vasep và một số doanh nghiệp liên quan, để có được Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy do Cục ATTP (Bộ Y tế) cấp (trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm do doanh nghiệp cung cấp) tốn trung bình 22-27 ngày làm việc.
Tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ cũng chỉ rõ, Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thực hiện ghi nhãn phụ, dán nhãn sản phẩm, công bố hợp quy, công bố sự phù hợp theo hướng không yêu cầu áp dụng đối với nguyên liệu, thực phẩm nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu và nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng xuất khẩu.
“Vì vậy, chúng tôi rất muốn lắng nghe giải thích từ phía cơ quan quản lý vì ngành này đang gắn liền với hơn 5 triệu lao động. Nếu những vấn đề tương tự như này không được lưu tâm để điều chỉnh kịp thời thì sẽ níu kéo chúng ta bỏ lỡ thời gian để hội nhập”, đại diện Vasep chia sẻ.
Giải thích vấn đề này, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị có nhận được kiến nghị của Vasep trong quá trình sửa đổi Thông tư 23 của Bộ Y tế về kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, tại Điều 14 của Nghị định 38 của Chính phủ quy định các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước, không có trường hợp hàng nhập xuất để sản xuất xuất khẩu. Đây là một trường hợp vướng mắc mà Cục đã cân nhắc trong thời gian vừa qua.
Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình chờ sửa đổi Nghị định 38, trong 2 tuần vừa rồi, Bộ Y tế đã làm việc với Tổng cục Hải quan để thống nhất rằng, hàng biếu tặng, hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, hàng tạm nhập tái xuất…sẽ là đối tượng được xem xét điều chỉnh trong thời gian tới. Đặc biệt, các bộ ngành (gồm 3 Bộ Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn) sẽ họp và thống nhất có văn bản kiến nghị với Chính phủ về những vấn đề này trong quá trình chờ sửa đổi Nghị định 38.
Thúy Hà
các tin mới nhận

Phải cơ cấu lại nền kinh tế bằng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Thời cơ cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

CSI 2025: DN bền vững – Lực đẩy cho kinh tế tư nhân Việt Nam
Tin đọc nhiều