• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Nông nghiệp cần chuyển nhanh tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế

14/01/2022 4:25 PM

(Chinhphu.vn) – Trong kế hoạch hành động để thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Bộ NN&PTNT đã có những giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tạo nền tảng phát triển nông nghiệp số. -

Nông nghiệp cần chuyển nhanh tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế - Ảnh 1.

Các sản vật của địa phương sẽ được nâng cao giá trị khi sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT), hiện nay Bộ NN&PTNT đang thực hiện nhiều nội dung công việc theo hướng thúc đẩy việc chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Ứng dụng công nghệ, siết chặt quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

Cụ thể, ngành đẩy mạnh triển khai Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, ưu tiên sản xuất giống chất lượng cao.

Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỉ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp để tận dụng tối đa cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, công nghệ sinh học... Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và khuyến nông, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường; khuyến khích đầu tư, phát triển các khu, vùng, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thúc đẩy thương mại hóa và nhanh chóng đưa kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào ứng dụng trong thực tế. Triển khai các chiến lược phát triển ngành hàng theo hướng tích hợp đa giá trị, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; coi đây là động lực đột phá đẩy nhanh chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành; hài hòa hóa tiêu chuẩn khu vực, quốc tế để thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Việt cũng cho biết, hiện Bộ NN&PTNT đang có kế hoạch đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhất là cho các đô thị lớn; tổ chức sản xuất theo hướng tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Thực hiện tốt các chương trình phối hợp, vận động sản xuất kinh doanh nông sản an toàn, giám sát bảo đảm ATTP, trọng điểm là các hộ sản xuất nhỏ lẻ, mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Chủ động xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm. Xử lý rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm duy trì và mở rộng xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam sang các nước.

Nhân rộng các mô hình có hiệu quả

Trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, Bộ NN&PTNT cũng chú trọng việc đẩy mạnh đổi mới hình thức tổ chức sản xuất gắn với chuỗi giá trị thông qua phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp có liên kết sản xuất với nông dân.

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nông nghiệp. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt. Cùng với đó, đưa khoa học công nghệ, trình độ quản trị và kinh tế số vào chuỗi giá trị.

Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ các hợp tác xã hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng bá mô hình hiệu quả, kết nối thị trường; áp dụng các quy trình sản xuất có chứng nhận, ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích hình thành các tổ hợp tác, trang trại liên kết với doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ, coi đây là tiền đề phát triển sản xuất quy mô lớn và thay thế vai trò sản xuất nông hộ nhỏ lẻ.

Bản kế hoạch cũng nêu ra việc phát triển thương mại, thúc đẩy tiêu thụ, tăng cường xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh và tiếp cận thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, gia tăng xuất khẩu nông sản có lợi thế, thị trường. Tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường trong bối cảnh tác động của dịch bệnh xuyên biên giới để tổ chức sản xuất, tiêu thụ hiệu quả... Phát triển thương mại điện tử, kinh tế số và các mô hình kinh doanh mới dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số.

Để nông sản được phát huy giá trị, ngành nông nghiệp cũng chú trọng việc phát triển thị trường, đa dạng hóa thị trường, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường; mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm chủ lực. Tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật, giải quyết có hiệu quả vấn đề kiểm dịch động, thực vật; bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng và truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Bộ NN&PTNT cũng sẽ tiếp tục phối hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tham tán thương mại, Tham tán nông nghiệp Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường trọng điểm Mỹ, EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản… cùng với việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU theo Hiệp định EVFTA và các nước theo Hiệp định Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN-EAEU FTA), chú ý thị trường Nga và thị trường tiềm năng khác.

Tiêu thụ nông lâm thủy sản tại thị trường trong nước cũng sẽ được chú trọng hơn bằng việc xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm chuỗi cung ứng trong nước. Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh đưa hàng hóa từ nông thôn lên thành thị, khuyến khích phát triển các mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm, tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân; xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua nâng cao chất lượng nông sản, bảo đảm an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, trong năm 2022, ngành nông nghiệp sẽ hướng tới đa dạng hóa, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp xây dựng phát triển thương hiệu, gắn với chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm, cấp mã số vùng trồng; phát triển kinh doanh thương mại điện tử, các kênh phân phối, đẩy mạnh kết nối giữa nhà phân phối và nông dân tại các vùng sản xuất nông sản; tổ chức giới thiệu quảng bá các sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP gắn với địa phương, vùng miền. Đẩy mạnh phân phối qua thương mại điện tử, phương thức thanh toán thông minh, tạo thuận lợi cho truy xuất nguồn gốc, bảo đảm hàng hóa chất lượng, giá cả cạnh tranh.

Đỗ Hương

Top