• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

01/12/2015 6:12 PM

(Chinhphu.vn) - Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015.

Samsung là DN lớn thứ hai Việt Nam
Theo Bảng xếp hạng được công bố hôm 1/12, 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Samsung ELECTRONICS VIỆT NAM, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Liên doanh Việt- Nga VIETSOVPETRO, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam- Công ty CP.

Bên cạnh top 500 doanh nghiệp lớn nhất, Vietnam Report cũng công bố 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất. Tiêu chí để lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%.

Mười doanh nghiệp tư nhân lớn nhất gồm Công ty CP Sữa Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, Công ty CP FPT, Tập đoàn Vingroup- CTCP,  Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát, Công ty CP Ô tô Trường Hải, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Công ty CP Tập đoàn Masan, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Công ty CP Đầu tư thế giới di động.

Các giải pháp cần Chính phủ ưu tiên để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN sau TPP


Kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cho thấy, với một nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới với các doanh nghiệp hướng xuất khẩu và tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 134 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm 2015 thì việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Á Thái Bình Dương (TPP) được đánh giá là có tác động rất đáng kể. Cộng đồng doanh nghiệp đều tỏ ra lạc quan khi cho rằng hầu hết các cam kết đều mang lại những tác động tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Yếu tố cạnh tranh lành mạnh cũng như việc xóa bỏ thế độc quyền ở một số mặt hàng đặc thù và phân khúc thị trường đặc biệt là điều khiến các doanh nghiệp cho rằng sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực nhiều nhất với gần 90% số doanh nghiệp đồng tình với quan điểm trên.

Yếu tố tiếp đến mà cộng đồng doanh nghiệp lớn Việt Nam cho rằng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp chính là các cam kết về doanh nghiệp Nhà nước, cụ thể các cam kết về doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải cạnh tranh theo nguyên tắc bình đẳng, công bằng với các doanh nghiệp tư nhân. Có 87,8% các doanh nghiệp phản hồi tin rằng điều này sẽ tạo ra những chuyển biến tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Ngoài ra, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang là một trong những động thái tích cực của Chính phủ trong việc tạo ra một sân chơi công bằng hơn giữa các thành phần doanh nghiệp, giúp chuyển dịch một số nguồn lực từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước sang khu vực tư nhân và FDI. Thông qua đó tạo điều kiện thúc đẩy sự tham gia của 2 khu vực kinh tế tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế đất nước. Trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2015 cũng chứng kiến tỷ trọng doanh nghiệp Nhà nước trong toàn bảng tiếp tục có sự giảm nhẹ so với năm trước (38,4% so với 40,8%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng 57% doanh thu của toàn Bảng.

Cũng theo khảo sát, các doanh nghiệp cho rằng trong bối cảnh hội nhập, Chính phủ cần bảo đảm ổn định vĩ mô và nâng cao tính hiệu lực của các văn bản chính sách. Đây cũng là hai mong muốn được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất khi được hỏi về các giải pháp cần Chính phủ ưu tiên để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập TPP và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thanh Hằng

Top