• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Giải pháp quyết định cho một lĩnh vực khó cải cách

05/11/2015 6:06 PM

(Chinhphu.vn) – Chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Việt Nam hầu như không có sự cải thiện trong thời gian qua, khi mỗi vụ tranh chấp vẫn cần tới trung bình 400 ngày để giải quyết, theo đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB).

Để thu hút đầu tư, thì mọi thủ tục tố tụng cần trở nên thân thiện và thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp-Ảnh minh họa
Doing Business vừa được WB công bố cho biết, so với các nước, Việt Nam vẫn ở vị trí 74 trong tổng số 189 nền kinh tế, không đổi so với kỳ khảo sát trước.

Trong khi đó, tại Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến hết năm 2016, cần rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại xuống còn tối đa 200 ngày.

Đâu sẽ là giải pháp chủ chốt cho vấn đề này?

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chỉ số này được đánh giá và đo lường dựa trên các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). “Do đó, việc sửa đổi BLTTDS ảnh hưởng quyết định tới việc rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng”, cơ quan này nhận định khi góp ý về dự thảo sửa đổi BLTTDS-hiện đang được Quốc hội xem xét và chuẩn bị thông qua.

Nhóm giải pháp đầu tiên mà CIEM đề xuất là cần thay đổi thủ tục nhận đơn khởi kiện.

Cụ thể, sửa đổi thủ tục nhận đơn theo hướng thời điểm tòa án nhận được đơn kiện thì được tính là thời điểm thụ lý vụ án.

Theo CIEM, quy trình quyết định có thụ lý hay không kể từ khi nhận đơn theo quy định của BLTTDS 2004 và dự thảo BLTTDS đã không bảo đảm việc tranh tụng. Nếu không đồng ý với quyết định của tòa án về việc thụ lý hay không thụ lý, đương sự chỉ có quyền khiếu nại theo phương thức giải quyết khiếu nại của ngành tòa án. Phương thức này hạn chế cơ hội trình bày của các đương sự một cách công khai, bình đẳng và chủ động với tòa án về những quan điểm pháp lý và bằng chứng đối với việc thụ lý vụ án.

Xác định thời điểm Tòa án nhận được đơn khởi kiện hợp lệ được tính là thời điểm Tòa án thụ lý vụ án là nhằm bảo đảm quyền lợi của đương sự trước các thời hiệu của pháp luật, đồng thời bảo đảm tính chặt chẽ của các thủ tục tố tụng.

CIEM cũng đề nghị quy định, ngay khi nộp Đơn khởi kiện không cần thiết đòi hỏi đương sự phải có đầy đủ các bằng chứng cho việc khởi kiện là có căn cứ. Hiện, thủ tục nhận đơn trong BLTTDS 2004 và trong dự thảo BLTTDS yêu cầu “kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp” gây khó khăn cho đương sự khi phải thu thập tài liệu, chứng cứ mà tòa án coi là hợp pháp. Cơ chế này sẽ làm mất thêm thời gian cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình nộp đơn. Mặc dù nghĩa vụ chứng minh chứng cứ thuộc về đương sự nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp, đương sự cần sự hỗ trợ của tòa án hoặc các cơ quan, tổ chức để có thể thu thập chứng cứ.

Đặc biệt, quy định nộp đơn khởi kiện phải “kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp” sẽ làm khó khăn đối với những trường hợp giao dịch dân sự bằng hành vi (rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt với người nghèo, cư dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận với các dịch vụ pháp lý).

Cũng liên quan đến thủ tục nhận đơn kiện, CIEM đề nghị xây dựng mô hình tiếp nhận đơn, thụ lý vụ án và phân công án nhằm bảo đảm công khai, minh bạch và độc lập xét xử.

Dự thảo BLTTDS cần sửa đổi theo hướng để các tòa án có thể xây dựng bộ phận chuyên trách xử lý việc tiếp nhận đơn và quyết định thụ lý. Thẩm phán tiếp nhận đơn và quyết định thụ lý không phải là thẩm phán giải quyết vụ án. Có như vậy sẽ bảo đảm tính độc lập của mỗi hoạt động tố tụng, hạn chế tiêu cực.

Mô hình “một cửa” của bộ phận hành chính tư pháp cần được thiết lập tại các tòa án và đây cũng là điều kiện để có thể áp dụng mô hình tiếp nhận đơn khởi kiện trực tuyến như quy định tại dự thảo BLTTDS.

Cũng liên quan đến thủ tục nhận đơn kiện, cần quy định cấp giấy hẹn, giấy biên nhận hồ sơ khởi kiện hay thông báo nhận đơn khởi kiện.

Nhóm giải pháp lớn thứ hai mà CIEM đề xuất là quy định hợp lý các thủ tục hành chính tư pháp để bảo đảm rút ngắn thời gian tố tụng.

Thời gian giải quyết tranh chấp thực tế ở Việt Nam được đánh giá là 400 ngày căn cứ theo các quy định của BLTTDS 2004. Nhưng theo quy định của BLTTDS 2004 và dự thảo BLTTDS quy định thời hạn chuẩn bị xét xử cho việc giải quyết tranh chấp là 4 tháng (khoảng 120 ngày), không tính đến các lần hoãn thủ tục tố tụng… Vi phạm thời hạn là vi phạm tố tụng. Như vậy, khoảng cách thời gian thực tế trung bình mà đương sự phải bỏ ra với thời hạn do BLTTDS 2004 quy định là quá lớn (trên 200 ngày).

Trong khi đó, theo dự thảo BLTTDS, một số thời gian hoạt động tố tụng của tòa án tăng lại hơn so với BLTTDS 2004. Nếu quy định như Dự thảo hiện nay thì thời gian giải quyết tranh chấp ở Việt Nam sẽ khó có thể giảm.

Về thủ tục tống đạt, CIEM kiến nghị thủ tục tống đạt cần được quy định rõ ràng, cho phép nhiều phương thức tống đạt như tống đạt trực tiếp, trực tuyến, qua dịch vụ thừa phát lại… Đồng thời, cần cho phép việc tống đạt thông qua luật sư, người bào chữa.

Ngoài ra, CIEM kiến nghị BLTTDS cần thay đổi phương thức chấp thuận yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập của đương sự trong vụ án; cần hạn chế việc hoãn phiên tòa không có lý do hoặc vì những lý do không hợp lệ…

Nhóm giải pháp lớn thứ ba mà CIEM đề xuất là tạo  điều  kiện  thuận  lợi  cho  việc  áp  dụng  phương  thức  giao  dịch  trực tuyến trong hoạt động tố tụng, bao gồm tiếp nhận đơn, cấp bản án, tống đạt…

Một kiến nghị rất đáng chú ý của CIEM là cần hạn chế sự tham gia của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự. Lý do, quan hệ tranh chấp dân sự, thương mại là quan hệ tư, quyền định đoạt là thuộc về đương sự, nên phải hạn chế sự can thiệp của cơ quan nhà nước. Viện kiểm sát chỉ nên tham gia vào các vụ án có liên quan đến lợi ích của Nhà nước (như tiền thuế, khoản đóng góp cho nhà nước, tài sản công) hoặc một bên đương sự là người chưa thành niên, có nhược điểm thể chất, tâm thần.

Tuy nhiên, theo các quy định của BLTTDS 2004 và dự thảo BLTTDS, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị xem xét lại tất cả các vụ án tạo cơ hội để việc giải quyết tranh chấp dân sự bị kéo dài.

Kết luận lại, CIEM cho rằng, để môi trường kinh doanh của Việt Nam có sức cạnh tranh và thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thì hệ thống tòa án phải là một hệ thống “gần dân, hiểu dân, giúp dân”. Mọi thủ tục tố tụng trở nên thân thiện và thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp. Thời gian giải quyết tranh chấp cần phải được rút ngắn sao cho hoạt động giải quyết tranh chấp trở nên có hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp. Hệ thống tòa án là thể chế đáng tin cậy để bảo đảm công bằng, quyền tài sản và việc thực thi hợp đồng.

Thành Đạt

Top