- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Gỡ vướng khi thực hiện Quyết định 15
(Chinhphu.vn) - Liên quan đến việc thực hiện Quyết định 15/2017/QĐ-TTg về danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, Bộ Tài chính đã có báo cáo về những vướng mắc phát sinh và đề xuất hướng xử lý.
Trước đó, trong quá trình thực hiện Quyết định 15, cả doanh nghiệp (DN) và Hải quan địa phương gặp vướng mắc liên quan đến quy định về “cửa khẩu nhập”- là nơi hàng hóa NK hay cảng đích ghi trên vận đơn?
Theo Cục Hải quan TPHCM, Quyết định 15 không giải thích rõ "cửa khẩu nhập" là như thế nào, là cửa khẩu nơi hàng hóa nhập khẩu (cảng dỡ hàng) hay cảng đích ghi trên vận đơn. Chính vì vậy, các đơn vị trong ngành hải quan mỗi nơi hiểu mỗi kiểu nên hàng hóa nhập khẩu bị giữ lại tại cửa khẩu cảng dỡ hàng (như Cái Mép, Cát Lái, Hiệp Phước) khá nhiều.
Không chỉ vậy, Tổng cục Hải quan tại công văn 4284 gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn việc thực hiện Quyết định 15 đã nêu rõ, ICD là cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, không phải là cửa khẩu, do vậy, không được làm thủ tục hải quan nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu theo Quyết định 15.
Hướng dẫn này đã khiến các chi cục hải quan quản lý cảng dỡ hàng không cho phép doanh nghiệp chuyển cửa khẩu về cảng đích. Điều này là không phù hợp với thông lệ mua bán hàng hóa quốc tế, về vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa và làm ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp, gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp.
Nay, Bộ Tài chính đề xuất giải thích cụ thể về khái niệm “cửa khẩu nhập” theo hướng chỉ cho phép các lô hàng có cảng đích ghi trên vận đơn là cảng biển, cảng hàng không được chuyển cửa khẩu; trường hợp cảng đích ghi trên vận đơn là ICD thì không được thực hiện chuyển cửa khẩu.
Cụ thể, “a, Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu nhập là cảng đích ghi trên vận đơn là cảng biển, cảng hàng không (không bao gồm ICD);
b, Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập là ga đường sắt liên vận quốc tế nơi hàng hóa được vận chuyển đến;
c, Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường sông, cửa khẩu nhập là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa NK đi vào lãnh thổ Việt Nam.”
Riêng bến phao, bến thủy nội địa và ICD của Công ty TNHH cảng Phước Long và ICD Mỹ Đình: Tiếp tục thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 415/VPCP-KTTH năm 2011; công văn 789/TTg-KTTH năm 2014 và công văn 3571/VPCP-KTTH năm 2017.
Đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, do chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào coi địa điểm bưu chính, chuyển phát nhanh là cửa khẩu (thông thường hàng hóa được vận chuyển qua đường hàng không hoặc đường bộ, sau đó mới đưa về địa điểm chuyển phát nhanh), do vậy đã phát sinh vướng mắc khi thực hiện Quyết định 15/2017/QĐ-TTg, cụ thể: Nếu làm thủ tục tại chi cục hải quan cửa khẩu thì sẽ gây khó khăn cho người nhận hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN chuyển phát nhanh, tốn thời gian, chi phí.
Theo Bộ Tài chính, đặc thù hàng hóa chuyển phát nhanh, bưu chính là các kiện hàng nhỏ, lẻ, chủ yếu là hàng hóa không nhằm mục đích thương mại như: Quà biếu, tặng, hàng mẫu, hàng phục vụ sản xuất do yêu cầu vận chuyển nhanh, cần đảm bảo thời gian thông quan nhanh chóng.
Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất một số mặt hàng như: Thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, hàng hóa phải kiểm dịch động vật, hàng hóa phải kiểm dịch thủy sản, hàng hóa phải kiểm dịch thực vật nếu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh thì được làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan bưu chính, chuyển phát nhanh.
Trên cơ sở chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn DN và hải quan địa phương thực hiện; đồng thời nghiên cứu để quy định cụ thể tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Thời gian qua, thực hiện Quyết định 15, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cũng đã có một số văn bản tháo gỡ vướng mắc cho DN và hải quan địa phương.
Thanh Hằng
các tin mới nhận

Phải cơ cấu lại nền kinh tế bằng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Thời cơ cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

CSI 2025: DN bền vững – Lực đẩy cho kinh tế tư nhân Việt Nam
Tin đọc nhiều