• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

HSBC: Việt Nam sẽ có ngay 6,7 tỷ USD

29/09/2016 11:02 AM

(Chinhphu.vn) – Trong báo cáo về Việt Nam công bố ngày 28/9, HSBC nhận định, Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng trong cải cách.

HSBC cho rằng Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng trong cải cách với việc thúc đẩy thoái vốn nhà nước ra khỏi doanh nghiệp.
Tổ chức này cho rằng, dù đối mặt với không ít thách thức nhưng Việt Nam vẫn có nhiều khả năng duy trì vị trí đi đầu ở châu Á với GDP tăng trưởng nhanh, miễn là các cuộc cải cách phải được thực hiện.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho tăng trưởng bền vững thì cải cách trong nước đóng vai trò quan trọng nhất. Bên cạnh thắt chặt quản lý thuế, thu hồi nợ để cải thiện vấn đề ngân sách, Việt Nam cũng đang cố gắng đẩy nhanh quá trình bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Một phần trong kế hoạch này là tới đây Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp nhà nước lớn, trong đó có cả Vinamilk (công ty niêm yết lớn nhất nước), Sabeco, Habeco (các ông lớn trong ngành đồ uống)...

"Việc bán cổ phần sẽ giúp thu về 150.000 tỷ đồng (tương đương 6,7 tỷ USD)", theo HSBC. Tuy nhiên, HSBC cho rằng “sự thiếu minh bạch về giá cả và thông tin nghèo nàn của các công ty này là một vấn đề lớn, cản trở đến tiến trình bán cổ phần Nhà nước”.

Theo thông tin của ngân hàng này, Bộ Tài chính đang cân nhắc sử dụng "phương pháp dựng sổ" trong việc bán cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước ( "phương pháp dựng sổ" là một quá trình theo đó giá bán tại một doanh nghiệp bán cổ phần lần đầu IPO được xác định bởi một cuộc khảo sát của các nhà thầu tiềm năng).

Thực tế, bảo đảm công khai, minh bạch là một trong những yêu cầu chủ chốt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi yêu cầu bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn như Sabeco, Habeco, Vinamilk… với những giải pháp cụ thể như niêm yết trên sàn chứng khoán trước khi bán, đấu thầu công khai không phân biệt nhà đầu tư trong và ngoài nước…

Bên cạnh đó, HSBC cho rằng Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn bao giờ hết. Điều kiện sản xuất của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng tháng thứ 9 liên tiếp trong bối cảnh một số nước châu Á và hầu hết các nền kinh tế phương Tây đang phải vật lộn để giữ trên mức có tăng trưởng. Hơn nữa, mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa của Việt Nam vẫn khá mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo nhận định của HSBC, sự gia tăng trở lại của lạm phát vẫn là rủi ro tiềm ẩn trong bối cảnh thời tiết và các điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi có thể đẩy giá thực phẩm lên cao. Hơn nữa, yếu tố giá xăng quay trở lại với đà tăng cũng là rủi ro có thể châm ngòi cho lạm phát. Chưa kể, chi phí giáo dục và y tế cũng có nhiều khả năng leo thang trong vài tháng tới. Tín dụng tăng trưởng mạnh cũng sẽ tạo thêm áp lực cho lạm phát.

Cũng theo HSBC, "bất kể số phận của thỏa thuận TPP như thế nào, Việt Nam vẫn đang vươn lên phía trước với kế hoạch cắt giảm thuế và loại bỏ bớt những rào cản, giúp cộng đồng doanh nghiệp có thêm năng lực cạnh tranh trên trường thế giới".

Bản báo cáo lưu ý, Việt Nam đã ký rất nhiều hiệp định thương mại với các đối tác quan trọng (Hàn Quốc, Nhật Bản, và Liên minh châu Âu (EU) và cộng đồng ASEAN...) và “Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ việc gia tăng thâm nhập vào các thị trường của các đối tác thương mại chính".

Thanh Hằng

Top