• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Khi Thủ tướng nhắc tới niềm tin

27/04/2016 5:05 PM

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chỉ một lần nhắc tới niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội…

Các thủ tục liên quan đến đất đai được đánh giá là còn gây nhiều phiền hà cho người dân và doanh nghiệp-Ảnh minh họa
Trong một động thái đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin về tình trạng nhũng nhiễu trong việc cấp sổ đỏ.

Trước đó, ngay sau khi nhận được thông tin khoảng 44% số người làm thủ tục cấp sổ đỏ phải “bôi trơn” mới làm xong, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã yêu cầu khẩn trương kiểm tra làm rõ. Mặc dù đây chỉ là con số ước tính theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2015, nhưng đáng lo ngại là tỷ lệ này lại tăng đột biến so với con số 24% của năm trước đó.

Cũng liên quan đến vấn đề này nhưng đặt trong một bối cảnh rộng hơn, tại cuộc họp về tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sáng 25/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ ông “rất buồn” trước tình trạng nhiều người dân phải có lót tay, tiêu cực mới có sổ đỏ. “Tạo điều kiện cho dân vẫn còn mờ nhạt lắm, quá nhiều thủ tục rườm rà”, ông nói.

Câu chuyện về cấp sổ đỏ chỉ là một trong số rất nhiều vấn đề bức xúc hiện nay của người dân và doanh nghiệp. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực chính là một nguyên nhân dẫn tới thực trạng “rất khó khăn” của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay mà Thủ tướng đã nhắc tới và quyết tâm tháo gỡ với tinh thần “không để doanh nghiệp kiệt sức”.

Cộng đồng doanh nghiệp đang hết sức trông đợi hội nghị ngày 29/4 với Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo tất cả các bộ ngành, địa phương. Như quan điểm của Thủ tướng, hội nghị không chỉ nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, mà còn nhằm khôi phục niềm tin của doanh nghiệp và xã hội.

Việt Nam có thể phát triển bùng nổ, nếu…

Chúng ta có tiềm năng rất lớn với một nguồn lực khổng lồ chưa được sử dụng hiệu quả, vì môi trường kinh doanh còn méo mó, không khuyến khích đầy đủ sự sáng tạo. Nếu cải cách được đẩy mạnh, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân, thì kinh tế Việt Nam có thể phát triển bùng nổ trong thời gian tới”, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nói với Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia.

Theo ông Cung, Chính phủ mới được kiện toàn đang đứng trước áp lực cải cách rất lớn từ hội nhập, bởi nếu không cải cách, chúng ta sẽ bị cuốn ra phía ngoại biên của dòng chảy hội nhập, cơ hội hội nhập sẽ không được hiện thực hóa, thậm chí còn biến thành nguy cơ, thành thách thức. Trong hội nhập, không chỉ doanh nghiệp cạnh tranh, sản phẩm cạnh tranh, mà quốc gia cũng phải cạnh tranh, trước hết bằng môi trường kinh doanh.

Nếu như trước đây, Việt Nam có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng tăng đầu tư, tăng lao động, thì nay dư địa đó đã gần hết và đã đến lúc chúng ta chỉ có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng tăng năng suất, thông qua thiết lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy sáng tạo.

“Qua hai năm triển khai Nghị quyết 19 của Chính phủ, phải nói rằng có một điều trăn trở là trách nhiệm thực thi Nghị quyết. Tôi kỳ vọng rằng Chính phủ với nhiều thành viên mới sẽ có động lực mạnh mẽ để thúc đẩy cải cách. Các Bộ trưởng đang đứng trước áp lực rất lớn và những lĩnh vực nào có cải thiện thì người phụ trách lĩnh vực ấy sẽ được xã hội ghi nhận, đánh giá cao”, ông Cung nói.

3 kiến nghị lớn của cộng đồng doanh nghiệp

Trong khi đó, chia sẻ với Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia trước thềm hội nghị ngày 29/4, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết dự kiến sẽ có 3 nhóm vấn đề lớn được cộng đồng doanh nghiệp gửi tới Thủ tướng. Nhưng vấn đề bao trùm nhất vẫn là vấn đề niềm tin.

Thứ nhất, phải tiếp tục quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, đặc biệt là việc thi hành nhất quán, đồng bộ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Nghị quyết 19 của Chính phủ.

“Đây là khâu đột phá cực kỳ quan trọng, đã được thực thi, nhưng có nơi, có lúc chưa thực hiện nghiêm, chưa nhất quán. Chẳng hạn Luật Đầu tư không cho phép các bộ ban hành điều kiện kinh doanh, nhưng một số luật khác lại cho phép”, ông Lộc nói.

Thứ hai, cần có giải pháp giảm mạnh chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước hết là chi phí vốn, doanh nghiệp rất khó cạnh tranh với lãi suất cao hơn mặt bằng thế giới và khu vực như hiện nay. Theo ông Lộc, một trong những lý do quan trọng là nợ xấu và đây là vấn đề cần giải quyết triệt để. Cùng với đó là chi phí tiền lương, chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí thuế, chưa kể các khoản chi phí cả chính thức và phi chính thức cho thủ tục hành chính…

“Nghị quyết 19 đã lấy chuẩn mực quốc tế khi cải cách thủ tục hành chính, nên chăng chúng ta cũng cần rà soát lại vấn đề chi phí của doanh nghiệp theo hướng đó”, ông Lộc bày tỏ.

Thứ ba, cần đẩy mạnh tuyên truyền về hội nhập, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về hội nhập, không để tình trạng doanh nghiệp đứng ngoài, không hiểu, không chuẩn bị cho hội nhập. 

“TPP sẽ chính thức có hiệu lực từ năm 2018 và Việt Nam cũng chỉ có lợi thế của người đi trước trong vòng 5-7 năm sau đó, trước khi TPP có thể mở rộng. Do vậy trong 3 năm tới - 3 năm “dưỡng sức” doanh nghiệp chuẩn bị cho hội nhập, tôi nghĩ rằng cần tiến hành tổng rà soát các yếu tố của môi trường kinh doanh, xây dựng cho được hệ sinh thái khởi nghiệp”, ông Lộc đề xuất.

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI khẳng định vấn đề bao trùm nhất vẫn là khôi phục niềm tin của người dân, của doanh nghiệp và ông tin rằng trong 5 năm tới, với những hành động quyết liệt của Chính phủ, môi trường kinh doanh Việt Nam trên khía cạnh thể chế có thể có đột phá và rút ngắn khoảng cách, thậm chí nhiều mặt có thể bắt kịp những thông lệ tốt thế giới

Hà Chính

Top