- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Không sử dụng Quỹ KHCN sẽ phải nộp lại thuế
(Chinhphu.vn) – Liên Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
Theo dự thảo, Quỹ do doanh nghiệp thành lập để tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo dự thảo, Quỹ được hình thành từ từ 4 loại nguồn. Thứ nhất là từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Doanh nghiệp nhà nước trích từ 3% - 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ đối với doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ trích cụ thể căn cứ vào khả năng và nhu cầu sử dụng nguồn vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước.
Còn các doanh nghiệp ngoài nhà nước được tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành sau khi đã kết chuyển hết các khoản lỗ theo quy định.
Nguồn thứ hai là điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Tổng công ty, công ty mẹ (đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên) hoặc điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệp thành viên về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ (đối với tổng công ty, công ty mẹ).
Thứ ba là nguồn hỗ trợ từ Quỹ phát triển khoa học công nghệ của tỉnh, thành phố hoặc của bộ chủ quản (đối với trường hợp Quỹ đã đóng góp vào Quỹ phát triển khoa học công nghệ của tỉnh, thành phố hoặc của bộ chủ quản).
Thứ tư là các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Không sử dụng sẽ phải nộp thuế
Trong trường hợp không sử dụng quỹ, hoặc sử dụng không hết hoặc sử dụng sai mục đích, thì các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước được quyền đóng góp vào các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế.
Trường hợp doanh nghiệp không đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố thì trong thời hạn 5 năm, kể từ năm kế tiếp năm trích lập, nếu Quỹ không được sử dụng, sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập Quỹ mà không sử dụng, sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
Còn doanh nghiệp nhà nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết số Quỹ đã trích lập kể cả nhận điều chuyển (nếu có) thì phải nộp phần Quỹ chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế. Thời hạn nộp chậm nhất là 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm trích lập.
Thành Đạt
các tin mới nhận

Phải cơ cấu lại nền kinh tế bằng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Thời cơ cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

CSI 2025: DN bền vững – Lực đẩy cho kinh tế tư nhân Việt Nam
Tin đọc nhiều