• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Kiểm tra chuyên ngành ám ảnh doanh nghiệp

13/06/2016 11:20 AM

(Chinhphu.vn ) – Cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phản ánh rất nhiều vướng mắc trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Đại diện Hiệp hội Dệt may phản ánh các khó khăn về kiểm tra chuyên ngành tại một sự kiện-Ảnh báo Hải quan
Thủ tục kéo dài, chi phí tăng cao

Tại hội nghị tham vấn doanh nghiệp do Tổng cục Hải quan vừa tổ chức tại TPHCM, ông Nguyễn Trường Thịnh, Phó Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới (Bến Tre) cho biết, công ty chuyên chế biến mặt hàng dừa xuất khẩu, nên hàng tháng nhập khẩu nhiều bao bì để đóng gói.

Theo ông Thịnh, việc nhập khẩu bao bì đóng nước cốt dừa, phải kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm 100%. Mỗi lần doanh nghiệp nhập khẩu 5-10 container đều phải kiểm tra chuyên ngành. Trung tâm 3 và Viện Vệ sinh y tế công cộng thực hiện việc kiểm tra lại luôn trong tình trạng quá tải, nên theo quy định 10 ngày có kết quả, nhưng trên thực tế thời gian kéo dài hơn, ảnh hưởng đến thời gian thông quan của doanh nghiệp.

Điều đáng nói, việc nhập khẩu này diễn ra liên tục nhiều năm nay, chưa có lô hàng nào vi phạm về kiểm tra chuyên ngành, nhưng vẫn không được xem xét ưu tiên trong việc kiểm tra chuyên ngành.

“Có được kết quả, chúng tôi phải đem đi nộp thủ công trong khi tờ khai hải quan, đăng ký kiểm tra chuyên ngành thì thực hiện điện tử. Thời gian thủ tục kéo dài không thông quan được dẫn đến phát sinh chi phí lưu kho bãi, một ngày 20 USD/container, sang tuần thứ 2 chi phí tăng lên 30 USD/ngày” - ông Thịnh nói.

Ông Thịnh kiến nghị các bộ, ngành quản lý chuyên ngành cần phân luồng, đánh giá rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện kiểm tra chuyên ngành như phân luồng tờ khai của cơ quan Hải quan.

Đối tác cũng thấy kỳ lạ

Ông Nguyễn Xuân Hải, Công ty may Đức Thành (An Giang), theo Luật Hải quan năm 2014, Luật Thuế XK, thuế NK sửa đổi... thủ tục hải quan đối với việc nhập khẩu nguyên liệu gia công, sản xuất xuất khẩu đã được đơn giản hóa rất nhiều, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Nhưng đối với các doanh nghiệp dệt may vẫn đang vấp phải khó khăn về kiểm tra chuyên ngành đối với nguyên liệu vải nhập khẩu, kể cả hàng mẫu. 

Đó là quy định về hàng mẫu NK, khi NK mẫu phải qua kiểm định về formaldehyde theo quy định tại Thông tư 37/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương.  Từ khi Thông tư 37 có hiệu lực thi hành ngày 15/12/2015 thì tất cả các loại hình nhập khẩu với hàng hóa là sản phẩm dệt may điều bị điều chỉnh.  Trong khi đó, mỗi mẫu kiểm tra mất 7-10 ngày, 1 mẫu tốn kém  2,5 triệu đồng. Để tránh rào cản này, nhiều khi cần hàng gấp, doanh nghiệp phải yêu cầu đối tác gửi mẫu về gia đình theo hàng quà biếu, quà tặng để không phải kiểm tra chuyên ngành.

“Mỗi mẫu kiểm tra mất 7-10 ngày với chi phí kiểm tra 2,5 triệu đồng. Tôi nói với đối tác gửi mẫu kiểm tra về nhà theo đường phi mậu dịch cho nhanh lẹ. Người ta làm ăn với mình hơn chục năm nay, họ cũng thấy kỳ lạ vì trước đây làm gì có chuyện này” - ông Hải kể.

Liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, ông Nguyễn Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cho biết năm 2015 Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn bông, tương đương khoảng 50 nghìn container, trong đó khoảng 18 nghìn container bị lấy mẫu kiểm dịch. Với chi phí khoảng 1 triệu đồng cho mỗi mẫu 0,5kg bông, các doanh nghiệp mất khoảng 18 tỷ đồng cho kiểm dịch.

“Đó là chưa kể tới hàng nghìn người, xe cộ phải ra cảng, xin kiểm dịch rồi chầu chực lấy kết quả, ít nhất là 2,5 ngày, thường thì từ 7 đến 8 ngày. Gây gánh nặng rất lớn cho doanh nghiệp trong thông quan, trong khi kiểm tra bao năm nay không phát hiện ra nguy cơ nào. Không hiểu sao chúng ta vẫn duy trì thủ tục này, bởi tuy bông là mặt hàng nông nghiệp nhưng đã qua xử lý công nghiệp rồi. Chúng tôi nghe nói cơ quan chức năng từng có ý định tiếp tục tăng cường kiểm tra mặt hàng này, các doanh nghiệp rất sợ hãi”, ông Sơn tha thiết tại một hội nghị mới đây.

Nhìn rộng hơn, hàng loạt công văn kiến nghị của các DN như Tổng Công ty May Nhà Bè, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty cổ phần May Sài Gòn… thời gian gần đây đủ minh chứng sự bức xúc từ bất cập thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành.

Hải quan bức xúc thay người dân

Ông Đinh Ngọc Thắng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM thừa nhận một trong những bức xúc nhất hiện nay của doanh nghiệp là vấn đề kiểm tra chuyên ngành. “Chỉ là một món quà người dân mang từ nước ngoài về tặng người thân cũng phải bị kiểm định. Nhiều người dân vì quá bức xúc đã bỏ luôn món quà lại khu vực kiểm tra sân bay. Những người thực thi pháp luật như chúng tôi và các bộ, ngành liên quan cũng thấy bất cập và bức xúc thay cho người dân, nhưng vì là người thực thi nhiệm vụ nên không thể không làm”, ông Thắng cho biết.

Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, thừa nhận doanh nghiệp hằng ngày cứ nhập lô hàng đó, nhà cung cấp đó mà cứ đi kiểm tra vậy là máy móc. Giải pháp là phải quản lý rủi ro như hải quan đang thực hiện.

Trên thực tế, ngay từ ngày 17/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2026/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK. Quyết định nêu rõ số lượng văn bản liên quan phải sửa đổi, bổ sung để tạo thuận lợi tối đa cho DN. Tuy nhiên, điều quan trọng là đến nay dù đã quá thời hạn đặt ra, song việc sửa đổi này được các bộ tiến hành tương đối chậm.

Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) thừa nhận, cập nhật nhất đến ngày 13/5, số lượng văn bản được sửa đổi, bổ sung mới là 9 trong tổng số 49 văn bản được yêu cầu sửa thuộc thẩm quyền của Bộ. Bộ NN&PTNT – Bộ có nhiều văn bản cần sửa nhất - đặt mục tiêu hoàn tất sửa đổi, bổ sung toàn bộ các văn bản còn lại trong năm 2016.

Tới ngày 28/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, trong đó nội dung tháo gỡ khó khăn trong kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp được nêu rõ.

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 – 35% hiện nay xuống còn 15% đến hết năm 2016. Đổi mới căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp; áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên. Rà soát danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành, theo đó, chỉ hàng hoá nhập khẩu trên quy mô thương mại mới thuộc diện phải kiểm tra; mã hoá chi tiết mặt hàng cần kiểm tra. Áp dụng kiểm tra chuyên ngành theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh công nhận lẫn nhau theo thoả thuận; chủ động công nhận chất lượng của những nhãn hiệu, nhà sản xuất nổi tiếng, những hàng hoá được sản xuất tại các nước, khu vực có tiêu chuẩn chất lượng cao, tiên tiến (châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...).

Các doanh nghiệp cho rằng, những chỉ đạo, định hướng từ phía Chính phủ đã phản ánh đúng cái doanh nghiệp cần, đúng thứ doanh nghiệp mong muốn. Vấn đề đặt ra hiện nay là trách nhiệm thực thi của các bộ ngành trong bối cảnh Chính phủ đang quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Thanh Hằng

Top