• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Làm việc vài ngày, xin phép mất... vài tháng

10/04/2015 5:04 PM

(Chinhphu.vn) – Thời gian xin giấy phép lao động tại Việt Nam được đánh giá lâu hơn gấp đôi so với các nước châu Á khác. Nhà đầu tư muốn đưa kỹ sư vào Việt Nam trong vài ngày để cài đặt các thiết bị công nghệ cao, nhưng thủ tục xin phép có thể kéo dài vài tháng.

Thủ tục cấp phép lao động phức tạp ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư
Đây là ví dụ điển hình của thực trạng được chỉ ra qua một khảo sát của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) năm 2014: Giấy phép lao động cho người nước ngoài đang là vấn đề nhân sự quan ngại hàng đầu với các nhà đầu tư, chỉ sau việc tăng lương cơ bản.

Và trong trường hợp các quy định về quản lý nhân sự, việc làm không được cải thiện, phản hồi của các nhà đầu tư cho thấy 47% cho rằng có thể có tác động làm giảm lợi nhuận của họ; 27% cho rằng đã có tác động lớn đến việc kinh doanh của họ; 8% đã cân nhắc đến việc chuyển hoạt động đầu tư sang một quốc gia khác.

Lâu gấp đôi các nước châu Á

Theo quy định hiện hành, cụ thể là tại Nghị định 102 năm 2013 của Chính phủ và Thông tư  03 năm 2014 của Bộ LĐTBXH, các nhân sự nước ngoài được cử đến làm việc tại Việt Nam không kể bao lâu, từ vài năm đến vài tuần hoặc vài ngày, đều phải nộp đơn xin giấy phép lao động.

Tại Nghị quyết số 19/NQ-CP mới đây về cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ đã xác định cần phát triển thị trường lao động, bảo đảm liên thông, minh bạch và tạo thuận lợi cho tự do dịch chuyển lao động; yêu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định, quy trình cấp phép cho lao động người nước ngoài.

Trước đó, các nhà đầu tư đã có không ít lần được trực tiếp trình bày về những vướng mắc trong cấp phép lao động với các bộ ngành và cả Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, mà gần đây nhất là cuộc đối thoại tháng 12/2014.

Trong khi đó, khảo sát của VBF cho thấy quá trình chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép lao động có thể lên đến 4 tháng. Có tới 65% các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng việc xin giấy phép lao động tại Việt Nam lâu hơn gấp đôi so với các nước châu Á khác. Còn 32% đánh giá là tương đương và chỉ vỏn vẹn 3% đánh giá là nhanh hơn.

“Chúng ta hãy tưởng tượng một nhà đầu tư Nhật Bản muốn bổ sung thiết bị sản xuất công nghệ cao vào một nhà máy, họ cần gửi một số kỹ sư để cài đặt. Khi chọn lựa nước để đầu tư vào, họ thấy rằng Việt Nam yêu cầu các kỹ sư này phải xin giấy phép lao động và các thủ tục này phải mất vài tháng để hoàn thành”, ông Colin Blackwell, trưởng nhóm công tác nguồn nhân lực của VBF đưa ví dụ.

Một nguyên nhân dẫn đến tính trạng này là việc thiếu hướng dẫn cụ thể về thủ tục và việc áp dụng tùy tiện ở địa phương. Thời gian xử lý hồ sơ để nhận được văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 03 chỉ là 15 ngày.  Nhưng trên thực tế, thời gian này lên đến khoảng 60 ngày ở một số địa phương.

Lý lịch tư pháp cũng là một vấn đề. Nhiều tỉnh yêu cầu người lao động nước ngoài có mặt tại Việt Nam chỉ trong vài ngày hoặc chỉ đến Việt Nam một lần cũng đến gặp cơ quan công an để xin Phiếu lý lịch tư pháp - bên cạnh Phiếu lý lịch tư pháp tại nước ngoài - để hoàn thành hồ sơ xin giấy phép lao động.

Nghị định 102/2013/ND-CP cũng cho phép các lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được miễn xin giấy phép lao động nếu di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong cam kết của Việt Nam với WTO. Nhưng đến nay, Bộ LĐTBXH vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể điều này.

Tại một hội thảo ngày 9/4, ông Benjamin Yap, Chủ tịch Danh dự Hiệp hội doanh nghiệp Singapore cũng cho rằng, quá trình xin giấy phép lao động hay visa cho người nước ngoài hiện còn qua nhiều khâu, nhiều công đoạn và chưa có sự nhất quán ở mỗi cơ quan quản lý.

Thông tin về quy trình xin giấy phép cho người nước ngoài cũng chưa được phổ biến rộng rãi trên các kênh thông tin đại chúng nên đã gây tốn kém thời gian chờ đợi cho các doanh nghiệp và người nước ngoài trong quá trình xin phép.

Khó khăn nhất là chứng minh trình độ

Theo nhóm công tác của VBF, yêu cầu về hồ sơ chứng minh trình độ của các ứng viên vẫn là yêu cầu khó khăn nhất cho việc xin giấy phép lao động tại Việt Nam.

Chẳng hạn trong lĩnh vực giáo dục, các nhà đầu tư cho rằng yêu cầu 5 năm kinh nghiệm đối với giáo viên người nước ngoài tại tất cả các cơ sở đào tạo là quá cao và quá khắt khe. Điều đó có nghĩa là không chỉ giảng viên đại học mà giáo viên ngoại ngữ tại trung tâm ngoại ngữ, giáo viên mầm non… đều phải đáp ứng yêu cầu này.

Tại Nghị quyết số 47/NQ-CP năm 2014, Chính phủ đã thống nhất điều chỉnh điều kiện đối với lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam trong một số trường hợp, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Đồng thời, yêu cầu khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 102. Cuối năm 2014, Chính phủ chính thức sửa đổi quy định về 5 năm kinh nghiệm với giáo viên nước ngoài.

Theo các nhà đầu tư, Nghị quyết  47 là  một tín hiệu tích cực cho thấy Chính phủ có sửa đổi và hoan nghênh ý kiến  đóng  góp  của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, động thái này vẫn chưa hoàn toàn giải quyết được các vấn đề đặt ra trong nhiều lĩnh vực khác.

Được biết, Cục Quản lý Lao động nước ngoài đang đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định 102 theo hướng giảm một số giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong trường hợp người lao động có nhu cầu làm việc cho DN khác cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động đã được cấp. Việc cấp phiếu lý lịch tư pháp cũng sẽ được sửa đổi.

Theo ông Colin Blackwell, Việt Nam được hưởng lợi từ việc các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao kiến thức và công nghệ. Vấn đề trọng tâm để thực hiện chuyển giao các kỹ năng này là việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính đối với nền kinh tế và khả năng cạnh tranh của thị trường lao động tại Việt Nam.

Hà Chính

Top