• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

“Phao cứu sinh” hay gánh nặng mới của BĐS?

08/09/2014 12:05 PM

(Chinhphu.vn) - Doanh nghiệp địa ốc cho rằng nếu phí bảo lãnh BĐS được đưa vào thực tế sẽ tạo thêm gánh nặng của chủ đầu tư khi thực hiện dự án. Và gánh nặng đó sẽ được các chủ đầu tư đẩy về phía người mua khiến giá nhà sẽ tiếp tục lại tăng…

Điều 17 dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đề xuất chủ đầu tư chỉ được phép ký hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai khi đã có bảo lãnh của tổ chức tài chính hoặc ngân hàng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay nếu xảy ra biến cố.

Ảnh minh họa

Thêm phí, người mua phải chịu…

Nói về thêm phí bảo lãnh này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng việc bảo lãnh là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà nhưng chỉ áp dụng cho nhà ở hình thành trong tương lai.

“Trên thế giới, nhiều nước có hẳn hiệp hội các nhà bảo lãnh nhà ở nhưng ở Việt Nam chưa có. Vì vậy Chính phủ sẽ chỉ định một công ty tài chính hoặc ngân hàng đứng ra bảo lãnh, họ sẽ giám sát nguồn tiền huy động sử dụng đúng mục đích và chịu trách nhiệm bồi thường nếu chủ đầu tư không bàn giao nhà. Số tiền bảo lãnh sẽ được cộng vào giá bán và người mua nhà phải chịu vì đây chính là phí bảo đảm quyền lợi cho người mua nhà”, ông Nam nói.

Tuy nhiên đề xuất của cơ quan quản lý nhà nước đã vấp phải những ý kiến phản đối khi nhiều ý kiến cho rằng thêm loại phí này sẽ thêm gánh nặng cho doanh nghiệp và không có cơ sở thực hiện.

Trao đổi với PV, ông Lê Hoàng Châu (Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh) cho rằng phí bảo lãnh này tuy chưa có cách tính cụ thể nhưng số tiền dự kiến có thể rất lớn nên không có tổ chức tín dụng, ngân hàng nào chịu đứng ra bảo lãnh. Mặt khác, hiện nay doanh nghiệp đã phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ tài chính như chi phí giải phóng mặt bằng, phí sử dụng đất, nếu cộng thêm phí bảo lãnh cho người mua nhà nữa thì doanh nghiệp sẽ lâm vào cảnh cạn vốn.

“Phí bảo lãnh sẽ được doanh nghiệp cộng thêm chi phí đầu vào. Như vậy quy định trên vừa làm khó doanh nghiệp địa ốc, cũng là làm khó người mua nhà. Tất cả các khoản phí này đều cộng vào giá thành cuối cùng của người mua. Xét cho cùng, người mua phải chịu các loại phí này”, ông Châu nói.

… hay để bảo vệ người mua nhà?

Tuy nhiên, xét theo khía cạnh khác, hiện tại các dự án chậm tiến độ hoặc chủ đầu tư không đủ năng lực bàn giao nhà vẫn là nỗi ám ảnh của người mua. Trong bối cảnh đó, việc một công ty tài chính hoặc một ngân hàng đứng ra bảo lãnh là “phao cứu sinh” khi người mua gặp rắc rối.

Theo báo cáo mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tình trạng dự án chậm tiến độ, ngừng triển khai vẫn diễn ra phổ biến. Sở cho biết trong số 200 dự án khu đô thị mới, phát triển nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận có 19 dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng; 99 dự án chậm so với tiến độ đã duyệt; 17 dự án cần tiếp tục kiểm tra, rà soát thông tin và 36 dự án chưa đến thời điểm hoàn thành dự án.

Trước thực trạng về các dự án chậm tiến độ diễn ra phổ biến ảnh hưởng tới quyền lợi của người mua nhà, trao đổi với PV, LS Bùi Quang Hưng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng việc mua nhà hình thành trong tương lai thì bản thân người mua và bán chưa nhìn thấy vật mà họ đang bán mua.

“Khi đang còn bãi đất trống thì họ đã thỏa thuận mua một căn nhà trên tầng 20, nghĩa là chưa biết đến bao giờ sẽ hình thành tầng nhà.Về dự kiến này, có thể nó đúng tới 90% trong tưởng tượng người mua, tuy nhiên có thể nó chỉ được 50% thôi. Nó hoàn toàn cảm tính”, ông Hưng nói.

Bởi vậy, theo LS Hưng, nên bắt buộc chủ đầu tư thêm phí bão lãnh để bảo vệ người mua nhà, người mua sẽ yên tâm hơn.

Trên thực tế, nếu người mua yên tâm thì chính các doanh nghiệp BĐS cũng được hưởng lợi khi sản phẩm tiêu thụ dễ hơn. Có thể khoản phí sẽ làm tăng thêm chi phí hình thành các công trình bất động sản, nhưng nếu người mua cũng như kẻ bán thấy rằng số tiền bỏ ra "đáng đồng tiền bát gạo" thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận.

Thông Chí

Top