- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Quy định về giám sát hải quan tại khu vực cảng biển
(Chinhphu.vn) - Những quy trình mới liên quan đến hoạt động giám sát hải quan tại khu vực cảng biển vừa được Tổng cục Hải quan ban hành tại Quyết định 2575/QĐ-TCHQ.
Theo đó, việc xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng trọng điểm để áp dụng biện pháp giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh.
Có 3 phương thức giám sát gồm: Niêm phong hải quan; giám sát trực tiếp của công chức hải quan (chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết); giám sát bằng phương tiện kỹ thuật (giám sát bằng camera; giám sát thông qua kiểm tra thông tin trên hệ thống công nghệ thông tin; giám sát bằng phương tiện kỹ thuật khác).
Theo Tổng cục Hải quan, việc giám sát hải quan tại khu vực cảng biển nhằm đảm bảo hàng hoá xuất khẩu chỉ được xuất khẩu khi đã được cơ quan Hải quan thông quan; hàng hoá nhập khẩu chỉ được đưa ra khỏi địa bàn giám sát hải quan tại khu vực cảng biển sau khi đã được cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan, giải phóng hàng, đưa hàng về bảo quản, chuyển về các địa điểm kiểm tra trong nội địa, cho phép vận chuyển hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan.
Đồng thời, quy trình giám sát sẽ theo dõi hàng hoá xuất nhập khẩu theo các loại hình được đưa vào, đưa ra địa bàn giám sát; phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đang chịu sự giám sát hải quan.
Quy trình giám sát hải quan tại cảng biển cũng đưa ra nhiệm vụ giám sát đối với công chức hải quan gồm: Thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xác nhận trên hồ sơ và trên hệ thống đối với hàng xuất nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cảng; Kiểm tra, đối chiếu thực tế về tình trạng bên ngoài của lô hàng nhập khẩu đưa ra khu vực cảng với danh sách hàng hóa nhập khẩu đã được xác nhận trên hệ thống; Tuần tra các khu vực thuộc địa bàn giám sát; Xử lý các tình huống cụ thể tại hiện trường trong địa bàn giám sát; Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác giám sát hải quan.
Ngọc Linh
các tin mới nhận

Phải cơ cấu lại nền kinh tế bằng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Thời cơ cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

CSI 2025: DN bền vững – Lực đẩy cho kinh tế tư nhân Việt Nam
Tin đọc nhiều