- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
“Sabeco nói được, người bình thường biết kêu ai?”
(Chinhphu.vn) – Câu chuyện Kiểm toán Nhà nước đề nghị truy thu hơn 400 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt với Bia Sài Gòn (Sabeco) lại tiếp tục nóng lên tại cuộc tọa đàm ngày 15/7.
![]() |
Trao đổi với báo chí, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Sabeco cho biết vụ việc này sẽ khiến Sabeco mất khoảng 5% thị phần. Ảnh: VGP |
Không có gì khó hiểu khi các ý kiến tại cuộc tọa đàm do Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát tổ chức đều bày tỏ ủng hộ Bia Sài Gòn. Điều đáng tiếc là không có đại diện của Kiểm toán Nhà nước tại tọa đàm.
Hiện đang có tranh cãi giữa Sabeco và Kiểm toán Nhà nước, khi tại kết luận mới được công bố, cơ quan này đã kiến nghị cơ quan chức năng truy thu Sabeco 408 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt riêng trong năm 2013.
Theo Kiểm toán Nhà nước, Sabeco đã thành lập và bán bia của mình qua Công ty Thương mại Sabeco (công ty con) và áp dụng tính, kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo giá bán ra tại công ty con này. Công ty Thương mại Sabeco tiếp tục bán bia qua các công ty thương mại khu vực (cũng là các công ty do Sabeco chi phối) cũng với mức giá thấp để chịu mức nộp thuế thấp hơn. Kiểm toán Nhà nước xác định khâu cuối cùng của mô hình sản xuất là các công ty thương mại khu vực trước khi bán cho các đại lý. Do đó, Sabeco bị kiến nghị truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2013.
Ngược lại, theo Sabeco, doanh nghiệp này đã bị “oan”. Tại hội thảo, ông Chung Trí Dũng – Chủ tịch Công đoàn Sabeco tiếp tục nhắc lại các luận điểm đã được Sabeco đưa ra trước đó trong văn bản gửi tới các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Kiểm toán Nhà nước, Tổng cục Thuế. Theo đó, Sabeco đã làm theo đúng quy định của Nhà nước tại các nghị định, thông tư, công văn... được hướng dẫn nên không sai luật.
Phía Sabeco đưa ra hàng loạt công văn hướng dẫn của Tổng cục Thuế, Cục Thuế TPHCM, các kết luận của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua các đợt thanh kiểm tra quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2008 đến nay để chứng tỏ luôn tuân thủ đúng các quy định. Trong đó, đáng chú ý có kết luận của Kiểm toán Nhà nước năm 2011 ghi nhận Sabeco tuân thủ đúng quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt.
Quan điểm này nhận được sự đồng tình của đại diện Bộ Công Thương. Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ cho rằng kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước không chỉ khiến Bia Sài Gòn mà còn khiến nhiều doanh nghiệp khác hoang mang.
Theo ông Dũng, việc nói Sabeco lập ra hệ thống phân phối để lách thuế là không đúng, bởi các công ty con này đều là có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Mặt khác, bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào nhà sản xuất chứ không đánh vào khâu thương mại, nên giá tính thuế phải là giá bán mà Sabeco bán cho người đầu tiên.
Từ khía cạnh một chuyên gia làm luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương thừa nhận Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định giá tính thuế là giá bán ra, mà không nói rõ là từ nhà sản xuất bán cho công ty phân phối hay từ công ty phân phối bán cho người tiêu dùng. “Quy định như vậy là chưa rõ ràng. Tôi không khẳng định Kiểm toán Nhà nước hay doanh nghiệp đúng, mà ở đây có câu chuyện cần làm rõ. Tôi cho rằng việc thông tin Sabeco trốn thuế là hơi vội vàng và gây thiệt hại cho doanh nghiệp”, ông Cương nói.
Từ luận điểm này, ông Cương cho rằng không nên dùng từ “lách luật”, “lách thuế”. Ông Cương khẳng định khi pháp luật có lỗ hổng thì việc doanh nghiệp lách qua lỗ hổng đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật, cũng không phải là hành vi xấu. “Lỗ hổng pháp luật nước nào cũng có và trách nhiệm của nhà làm luật là phải làm sao để các lỗ hổng đó càng ít, càng nhỏ càng tốt”, ông Cương thẳng thắn.
“May mà Sabeco chưa lên sàn”
Trong vòng vây của báo chí trong giờ giải lao, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Sabeco cho biết theo ước tính của các tổ chức tư vấn, vụ việc này sẽ khiến Sabeco mất khoảng 5% thị phần. Cũng theo Sabeco, nếu Bộ Công thương, Bộ Tài chính chấp thuận kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, thì Tổng công ty sẽ bị thu hồi tố thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2008 đến nay với số tiền ước tính 3.500 tỷ đồng. Ông Tuất cho biết hiện Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sabeco chờ “phán quyết” cuối cùng của Bộ Tài chính. Trong trường hợp cơ quan nhà nước yêu cầu nộp, Sabeco sẽ chấp hành, nhưng khi đó thủ tục sẽ hết sức phức tạp và làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu Sabeco khi thực hiện cổ phần hóa. |
Nhìn vụ việc từ góc độ cải thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng đây là một trường hợp điển hình cho những bất cập pháp luật hiện nay.
Ông Cung cho rằng những quy định có tác động trực tiếp đến tài sản của doanh nghiệp, như quy định về thuế, phải do Quốc hội quy định, mang tính ổn định lâu dài, để người dân và doanh nghiệp yên tâm. Nhưng lâu nay, quy định về thuế trên thực tế lại chủ yếu bị chi phối bởi thông tư của Bộ Tài chính, trong khi một vài thay đổi về thuế có thể dẫn tới sự phá sản của một doanh nghiệp.
Hơn nữa, theo ông Cung, nếu doanh nghiệp vi phạm thì phải chỉ rõ là vi phạm điều nào, khoản nào, quy định nào. “Lách luật không phải là vi phạm, mà là họ tuân thủ pháp luật theo cách có lợi cho họ. Tôi tin rằng hệ thống luật pháp của Việt Nam còn rất nhiều kẽ hở, chẳng lẽ cứ mỗi lần phát hiện ra kẽ hở lại bắt doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí. Điều này khiến người dân rất bất an vì không biết mình vi phạm lúc nào”, ông Cung nói và cho rằng, tính bất định, tính không tiên lượng được trong áp dụng chính sách là nguy cơ lớn nhất với môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Cũng theo vị Viện trưởng, nếu chúng ta luôn luôn giải thích pháp luật theo hướng có lợi cho nhà nước thì nhà đầu tư sẽ rất lo ngại. “Tọa đàm hôm nay có rất nhiều đại biểu tham gia, Sabeco là một doanh nghiệp tương đối lớn nên mới nói được, còn nếu là một người dân bình thường, mà tôi tin là rất nhiều người dân gặp trường hợp như vậy, thì biết kêu ai”.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng Sabeco đã "may mắn" khi chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, bởi nếu không, thông tin “lách thuế” và có thể bị truy thu hàng nghìn tỷ đồng trong nhiều năm sẽ khiến giá cổ phiếu công ty giảm mạnh.
Do đó, nhìn rộng hơn, TS Nguyễn Đình Cung đề nghị phải xem lại cách thức bảo vệ tài sản của nhà đầu tư, theo hướng không được đẩy chi phí tổn thất do những kẽ hở pháp luật về phía người dân và doanh nghiệp. Nguyên tắc phổ biến trong kinh tế thị trường là khi quy định không rõ ràng thì phải áp dụng theo hướng có lợi cho người dân và doanh nghiệp vì họ là những người yếu thế hơn, chứ không áp dụng theo hướng có lợi cho nhà nước.
“Đây mới là kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, chưa phải quyết định và tôi tin Bộ Tài chính sẽ không truy thu thuế với Sabeco”, ông Cung chốt lại.
Hà Chính
các tin mới nhận

Phải cơ cấu lại nền kinh tế bằng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Thời cơ cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

CSI 2025: DN bền vững – Lực đẩy cho kinh tế tư nhân Việt Nam
Tin đọc nhiều