• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Thông tư không sửa, doanh nghiệp tính chuyện đổi nghề

17/11/2014 6:00 PM

(Chinhphu.vn) – Ý kiến doanh nghiệp nói nếu Thông tư về nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ không được sửa đổi phù hợp thì doanh nghiệp phải tính toán chuyển đổi ngành nghề hoạt động…

Ảnh minh họa
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2014, Thủ tướng đã chỉ đạo tạm dừng thực hiện Thông tư 20/2014/TT-BKHCN về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng của Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, tiếp thu thêm các ý kiến, chỉ vài ngày trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành (1/9/2014).

Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiến hành lấy ý kiến của các đơn vị để sửa đổi Thông tư này cho phù hợp với thực tiễn.

Phải cụ thể với từng ngành

Ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho rằng việc yêu cầu của Thủ tướng là kịp thời, tránh ban hành một Thông tư chưa sát thực tế.

“Thủ tướng đã thực sự lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cơ khí nói riêng và sản xuất công nghiệp nói chung ở Việt Nam khibiết được quyết định  của Thủ tướng rất phấn khởi”, ông Long nói.

Góp ý về hướng sửa đổi Thông tư, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam ủng hộ Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng một Thông tư quy định chặt chẽ nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Việc này là rất cần thiết để tránh Việt Nam trở thành bãi thải của những máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu chuyển vào nước ta.

Tuy nhiên, Thông tư 20 còn quy định chung chung, khiến doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng rất lúng túng, khó thực hiện trong thực tế.

Theo ông Long, quy định về năm sử dụng và tỷ lệ % chất lượng còn lại đối với các máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng cần rõ ràng, chi tiết và cụ thể đối với từng loại hình.

Ví như máy cắt, gia công kim loại (máy công cụ, máy cái), máy thi công, máy công nghiệp nhẹ, máy khai thác mỏ, thiết bị giao thông vận tải… đối với từng loại hình là bao nhiêu năm thì hợp lý?

Rõ ràng, thời hạn đã qua sử dụng đối với các loại máy móc, thiết bị phải khác nhau. Mặt khác, máy móc, thiết bị sử dụng cho ngành nào phải có ý kiến của chuyên gia các chuyên ngành đó.

Riêng Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam đang rất quan tâm đến các loại máy công cụ như máy gia công cắt gọt kim loại, máy rèn dập, các dây chuyền công nghệ nhiệt luyện, dụng cụ đo lường kiểm tra…

Hiện phần lớn các loại máy công cụ nêu trên nước ta chưa sản xuất được nên đều phải nhập khẩu. Nhập mới thì quá nhiều tiền và sử dụng không hết công năng dẫn đến lãng phí.

Ông Long cho rằng Thông tư phải quy định rõ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập về Việt Nam phải có nguồn gốc từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến, chẳng hạn như G8, không nên cho nhập về từ nguồn ở các nước có trình độ chế tạo cơ khí thấp.

Có quy định như vậy tránh chuyển giao ồ ạt sang nước ta những máy móc, dây chuyền từ các nước lạc hậu, bởi trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều bài học đắt giá cho vấn đền này.

0,2% trong số gần 5.000 máy

Ông Trương Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Máy Công cụ và Thiết bị TAT (Xa lộ Hà Nội, Quận 2, Thành phố Hồ Chính Minh) cho rằng quy định máy công cụ, thiết bị phải đáp ứng thời gian thời gian sử dụng không quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập là không khả thi.

Thực tế, trong hơn 14 năm hoạt động của TAT, số máy công cụ đã qua sử dụng có tuổi đời 5 năm trở xuống bán cho khách hàng chỉ chiếm 0,2% trong tổng số 4.900 máy.

Cùng với đó, quy định máy móc, thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu có chất lượng đạt trên 80% chưa sát với thực tế. Bởi lẽ, Việt Nam chưa ban hành tiêu chuẩn đối với máy móc, thiết bị nên không có căn cứ nào để xác định chất lượng còn lại.

Về kiểm định, giám định, ông Đào Phan Long và ông Trương Quốc Tuấn đều cho rằng việc kiểm tra với bất kỳ máy móc, thiết bị nào cũng phải được tiến hành khi máy móc, thiết bị đó đang vận hành.

Đặt câu hỏi về phương pháp giám định chất lượng như thế nào mới đảm bảo chính xác, ông Long khẳng định việc giám định, kiểm định phải tiến hành khi dây chuyền thiết bị công nghệ đang hoạt động, khi máy "sống" kèm theo các hồ sơ thể hiện rõ nguồn gốc xuất xưởng và tình trạng sử dụng, chứ không phải trong tình trạng chết bất động…

Cơ quan kiểm định cần phối hợp với các hiệp hội, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong quá trình kiểm định mới đảm bảo việc chính xác.

Ông Tuấn thì đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ phải đứng ra làm chủ trong việc kiểm định máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. “Không nên khoán trắng cho các công ty giám định và cần ban hành một bộ tiêu chuẩn cho việc này để các doanh nghiệp không bị nhũng nhiễu, tránh tiêu cực trong quá trình giám định”, ông Long nói.

Mặt khác, trong Thông tư có quy định cơ quan hải quan có quyền yêu cầu giám định lại chứng thư giám định định sẽ làm tăng khó khăn, phiền phức và chi phí lưu kho bãi của doanh nghiệp trong trường hợp không có sự thống nhất của các cơ quan liên ngành.

Ông Tuấn cho hay nếu những quy định trên trong Thông tư 20 không được sửa đổi phù hợp thì TAT sẽ phải tính toán chuyển đổi ngành nghề hoạt động hoặc thu hẹp quy mô. Trong tình hình kinh tế hiện nay, việc này không hề đơn giản.

Nguyễn Thắng

Top