- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Trông đợi Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 mới
(Chinhphu.vn) – Theo đánh giá của Bộ KHĐT, doanh nghiệp ngày càng kỳ vọng nhiều vào việc thực thi Nghị quyết 19. Dự kiến, Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành một Nghị quyết 19 mới với nhiều nội dung mới mang tính đột phá, tiếp theo hai Nghị quyết số 19 năm 2014 và 2015.
![]() |
Các thủ tục kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong hai lĩnh vực trọng tâm cải cách trong Nghị quyết 19 năm 2015 |
Doanh nghiệp ngày càng kỳ vọng
Những nội dung của Nghị quyết 19 có phạm vi tác động rất rộng lớn, đồng thời cũng hết sức thiết thực và cụ thể với doanh nghiệp. Có thể thấy ngay điều này khi nhắc tới câu chuyện hoàn thuế hết sức nóng bỏng thời gian qua. Mới đây nhất, trước những tiếng kêu của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết từ tháng 9 năm nay sẽ chính thức triển khai hoàn thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc và điều này được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết “tận gốc” tình trạng một số doanh nghiệp bị chậm hoàn thuế.
Thực tế, giải pháp căn bản, trọng tâm này đã được Chính phủ yêu cầu triển khai tại Nghị quyết 19, với mục tiêu thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu đạt 95% trong hoàn thuế, cùng với các lĩnh vực nộp tờ khai, nộp thuế.
“Các Nghị quyết 19 chính là một “công nghệ” mới trong việc thúc đẩy cải cách thể chế, khi buộc Việt Nam tham gia cuộc đua vào TOP 4 nền kinh tế quản trị tốt nhất trong khối ASEAN”, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận định. Vị đại diện cộng đồng doanh nghiệp cũng cho rằng, với điểm nhấn từ các Nghị quyết 19, Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua đã thành công trong việc khởi động giai đoạn đột phá mới về cải cách thể chế.
Đánh giá tổng thể về kết quả triển khai Nghị quyết 19, Bộ KHĐT cho năng lực cạnh tranh quốc gia của nước ta năm 2015 đã cải thiện đáng kể so với năm 2014, tăng 12 bậc (từ vị trí 68/144 lên vị trí 56/140), đạt mức tăng cao nhất từ năm 2012, theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Về môi trường kinh doanh, thứ hạng của nước ta năm 2015 (theo Doing Business) tăng 3 bậc, từ vị trí 93 lên vị trí 90/189 nền kinh tế. So với các nước Đông Nam Á, năm 2015, Việt Nam được ghi nhận nhiều cải cách hơn, nhờ đó môi trường kinh doanh tăng điểm và thứ hạng tốt hơn (cải thiện ở 5/10 lĩnh vực); trong khi 3 nước gồm Malaysia, Philippines và Thái Lan xuống hạng, Singapore vẫn giữ vị trí dẫn đầu thế giới.
Cũng Bộ KHĐT cho biết, doanh nghiệp ngày càng kỳ vọng nhiều vào việc thực thi Nghị quyết 19 để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp chưa được các Bộ, cơ quan giải quyết theo yêu cầu của Nghị quyết. Khoảng cách trên hầu hết các trụ cột (chỉ số) về năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia Đông Nam Á dẫn đầu vẫn còn khá xa…
Nhận định về việc triển khai Nghị quyết 19, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đẩy mạnh thực hiện kỷ luật thực thi nhưng ở cấp độ bộ ngành, địa phương, việc triển khai chưa thật sự đồng đều.
Thực tế nói trên cho thấy rất cần Chính phủ tiếp tục ban hành các quyết sách mới để đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây rõ ràng là điều mong đợi của rất nhiều doanh nghiệp.
Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết hàng năm
Tại phiên họp Chính phủ gần đây nhất, ngày 29/2/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, như một trong những công tác trọng tâm thời gian tới của Chính phủ. Theo Thủ tướng, trong thời gian qua, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, như yêu cầu.
Chẳng hạn trong lĩnh vực hải quan, những nỗ lực cải cách vừa qua là rất đáng mừng, được doanh nghiệp và các đối tác quốc tế ghi nhận. “Nhưng theo yêu cầu trong TPP thì thời gian thông quan với hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ là 48 giờ, chúng ta không thể mất tới 12-14 ngày. Đồng chí Tổng cục trưởng cũng khẳng định với tôi là có thể làm tốt hơn”, Thủ tướng nói.
Trước đó, tại cuộc họp hồi cuối năm 2015, Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh đã nhất trí đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 hàng năm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng, đã đưa ra những định hướng rất rõ ràng trong việc xây dựng dự thảo Nghị quyết 19 năm 2016 của Chính phủ. Nghị quyết 19 cần tập trung vào một số vấn đề, như đánh giá kết quả thực hiện năm 2015 khách quan, cụ thể, thẳng thắn, những việc đã làm được, chưa làm được, công khai, minh bạch, nêu rõ các Bộ, ngành, địa phương triển khai tích cực và có hiệu quả rõ rệt.
Đồng thời, xác định những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp phải làm nhiều năm, cần tiếp tục thực hiện; xác định rõ, lựa chọn những chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh mà Ngân hàng Thế giới (WB) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp hạng, tập trung vào những chỉ số tụt hạng phải tập trung để nâng bậc; những chỉ số chưa đạt phải lấy khoảng cách còn lại theo chỉ tiêu ASEAN-4; nâng hạng các chỉ tiêu đã đạt…
Dự thảo cần có cơ chế tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. Tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc từ cơ sở. Chú trọng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm...
Hiện, dự thảo Nghị quyết 19 mới đang được gấp rút xây dựng và dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2016 sắp diễn ra. Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, một trong những người trực tiếp tham gia xây dựng dự thảo Nghị quyết 19, khẳng định dự thảo Nghị quyết sẽ kế thừa tinh thần các nghị quyết trước đây, đồng thời có cách tiếp cận mới, những nội dung mới mang tính đột phá.
Hà Chính
các tin mới nhận

Phải cơ cấu lại nền kinh tế bằng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Thời cơ cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

CSI 2025: DN bền vững – Lực đẩy cho kinh tế tư nhân Việt Nam
Tin đọc nhiều