- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Bộ NNPTNT trả lời kiến nghị của Vinamilk
(Chinhphu.vn) – Phản hồi kiến nghị của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) về vấn đề sử dụng phân hữu cơ trong chăn nuôi và nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ chuẩn bị ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Tuy nhiên, để xử lý đạt quy chuẩn như nêu trên thì doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều để xây dựng hệ thống xử lý, tốn nhiều nguồn lực vận hành, duy trì. Đồng thời, việc này lại làm mất đi hoàn toàn nguồn dinh dưỡng hữu cơ trong nước phân, mà nguồn này rất tốt cho cây trồng và chất đất. Trong khi đó, doanh nghiệp lại phải đi mua phân bón vô cơ để bón cho vùng canh tác của mình.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, việc doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều nguồn lực để xử lý phân bò, đồng thời lại phải nhập phân bón cung cấp dinh dưỡng cho công tác trồng cỏ khiến doanh nghiệp thiệt hại kép.
Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên Cổng TTĐT Chính phủ, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam đề nghị Chính phủ nhanh chóng đưa ra quy chuẩn hợp lý về phân hữu cơ, nước phân hữu cơ dựa trên cơ sở chất dinh dưỡng đất và khả năng hấp thụ của cây trồng để các doanh nghiệp vừa chăn nuôi, vừa canh tác cỏ, cây trồng như Công ty thực sự thực hành triệt để được mô hình VAC, mang lại nguồn lợi lớn cho môi trường tự nhiên cũng như cho doanh nghiệp và đất nước.
Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có ý kiến như sau:
Sản phẩm phân bò là phế phụ phẩm, chất thải trong chăn nuôi là nguồn nguyên liệu hữu cơ, có thể dùng để sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón, “phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia” thì phân bò chỉ có thể là nguồn nguyên liệu hữu cơ dùng để sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Như vậy, phân bò không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP nêu trên.
Công ty có thể dùng nguyên liệu phân bò để bón cho cây trồng trong vùng canh tác của Công ty (để lấy nguồn nguyên liệu cho bò ăn). Tuy nhiên, phải xử lý trước khi bón để bảo đảm trong phân bò không chưa các chất gây độc hại; phải an toàn với người, động vật, thực vật và môi trường trong quá trình sử dụng.
Trường hợp Công ty muốn sản xuất phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác từ ngồn nguyên liệu “phân bò” thì phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP; Nghị định số 77/2016/NĐ-CP và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chuẩn bị ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác, trong đó có quy định về chỉ tiêu chất lượng chính và các yếu tố hạn chế đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác (bao gồm cả dạng lỏng và dạng rắn).
các tin mới nhận

Điều kiện chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Lưu trữ bình gas lạnh cần tuân thủ quy định nào?

Bộ NN&MT phản hồi đề xuất bỏ quy định khảo nghiệm phân bón

Căn cứ nào để xác định dự án chậm tiến độ?

Có được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ của kế toán trưởng?
Tin đọc nhiều