- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Về việc cấp phép liên vận Việt Nam - Campuchia
(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hưng Việt (Kon Tum), Công ty của ông đang đầu tư kinh doanh tại Vương quốc Campuchia. Tuy nhiên, các xe vận tải hàng hóa, xe ô tô con của Công ty không được phép qua lại các cửa khẩu.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ông Tuấn đã nhiều lần làm đơn đề nghị Sở Giao thông vận tải địa phương cấp phép cho xe lưu thông qua cửa khẩu nhưng đều nhận được trả lời chưa có quy định về vấn đề này.
Đại diện Công ty, ông Tuấn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.
Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:
Đối tượng được cấp phép liên vận
Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia ký ngày 1/6/1998 và Nghị định thư thực hiện Hiệp định ký ngày 10/10/2005 được triển khai thực hiện từ cuối tháng 9/2006. Theo đó, ngày 7/7/2010, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với phương tiện phi thương mại.
Theo quy định thì đối tượng được cấp phép liên vận Việt Nam - Campuchia gồm:
- Xe phi thương mại (xe công vụ, xe của các cơ quan ngoại giao, xe của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở Trung ương và địa phương, xe do doanh nhân ngoại quốc lái, xe cứu hỏa, cứu thương, cứu trợ nhân đạo).
- Xe thương mại (xe ô tô vận chuyển khách theo tuyến cố định, vận chuyển khách theo hợp đồng (kể cả vận chuyển khách du lịch) có từ 10 chỗ ngồi trở lên; xe taxi có 5 chỗ ngồi; xe ô tô vận chuyển hàng hóa).
Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên thì xe ô tô 7 chỗ ngồi của Công ty cổ phần Hưng Việt không nằm trong đối tượng được cấp giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia.
Việc xe ô tô của các doanh nghiệp trong đó có Công ty cổ phần Hưng Việt chưa được cấp phép qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia đã được nhiều đơn vị phản ánh. Đây cũng là một trong những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam có dự án hoặc có hợp tác kinh tế với Campuchia đã gặp phải trong thời gian qua.
Sẽ mở rộng đối tượng được cấp giấy phép phi thương mại
Cũng theo quy định của Hiệp định thì phương tiện có giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia được hoạt động qua lại thông qua 7 cặp cửa khẩu biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất tại các cặp cửa khẩu nên hai Bên mới chỉ thống nhất thông xe tại 5/7 cặp cửa khẩu gồm Mộc Bài (Tây Ninh) - Bà Vẹt (Svay Rieng), Xa Mát (Tây Ninh) - Trapeang Phlong (Kongpong Cham), Tịnh Biên (An Giang) - Phnom Den (Ta keo), Hà Tiên (Kiên Giang) - Prek Chak (Kampot) và Hoa Lư (Bình Phước) - Trapeang Srea (Kratie).
Đối với cặp cửa khẩu Lệ Thanh - O Yadav, do tuyến đường nối ra cửa khẩu của phía Bạn vẫn chưa đảm bảo nên Bộ Công chính và Vận tải Campuchia đề nghị hai Bên chưa tổ chức thông xe.
Hầu hết các kiến nghị của các doanh nghiệp, trong đó có các nội dung như Công ty cổ phần Hưng Việt phản ánh đều liên quan đến việc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, trong đó cần phải có sự trao đổi, thống nhất và ký kết các văn kiện với phía Bạn mới có thể thực hiện được.
Hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang tích cực xúc tiến, đàm phán với phía Bạn để bổ sung, sửa đổi Hiệp định theo hướng mở rộng đối tượng được cấp giấy phép phi thương mại, cho phép xe của các doanh nghiệp được cấp giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia để sớm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia.
Chinhphu.vn
các tin mới nhận

Thuê lại nhà xưởng có phải xin giấy phép môi trường?

Đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế, phí

Xử lý khi điều chỉnh một số nội dung thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Có tính nghĩa vụ bảo hành vào thời gian thực hiện hợp đồng?

Bộ Tài chính bãi bỏ 16 Thông tư
Tin đọc nhiều