- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Đà cải cách thủ tục xây dựng "đụng trần" luật mới
(Chinhphu.vn) – Trong khi nhiều lĩnh vực đang được cải cách rất mạnh, thì các thủ tục cấp phép xây dựng dường như vẫn như một “thành trì” khó thay đổi. Ý kiến doanh nghiệp đòi hỏi các bộ ngành khẩn trương thực hiện yêu cầu của Chính phủ trong lĩnh vực này.
![]() |
Ảnh minh họa |
Luật vừa ra, DN đề nghị sửa
Tuy nhiên, ý kiến doanh nghiệp cũng như bạn đọc gửi tới Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia đều cho rằng việc thực hiện yêu cầu của Chính phủ đang rất vướng mắc, đặc biệt là về việc cấp giấy phép cho các công trình xây dựng đã có quy hoạch 1/500.
Cụ thể, Nghị quyết 43 yêu cầu các công trình có quy hoạch tỷ lệ 1/500 được duyệt không cần phải xin giấy phép xây dựng. Nhưng việc thực hiện chủ trương rất được doanh nghiệp ủng hộ này đang bị dừng lại.
Bởi theo Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực từ 1/1/2015 thì nhiều đối tượng đã có quy hoạch chi tiết 1/500 vẫn phải xin phép, trừ nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng mâu thuẫn nói trên giữa Nghị quyết 43 và Luật Xây dựng khiến các địa phương hướng dẫn thực hiện khác nhau.
Chẳng hạn, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 27 năm 2014, quy định “nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không cần phải có giấy phép xây dựng”. Trong khi đó, gần như toàn bộ (đến 99%) các dự án phát triển nhà ở dạng chung cư tại TP này trên 7 tầng.
Ngược lại, nhiều địa phương như Đồng Nai, Nghệ An lại tạo điều kiện, cắt giảm thủ tục cho doanh nghiệp và người dân. Văn bản số 7077/UBND-XD năm 2014 của UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ: “Không yêu cầu thực hiện việc cấp phép xây dựng đối với công trình dự án đã được cấp thẩm quyền cho phép đầu tư thuộc khu vực đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500”.
“Nếu Chính phủ kiến nghị sớm sửa đổi quy định tại Luật Xây dựng, như vừa kiến nghị sửa đổi Luật BHXH, thì tháo gỡ được rất nhiều cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tha thiết đề nghị điều này”, ông Nguyễn Văn Đực nói. Một giải pháp khác là trong quá trình xây dựng các Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng 2014, các cơ quan soạn thảo cần triển khai theo hướng của Nghị quyết 43.
Thủ tục ngày càng nhiêu khê
Ông Nguyễn Văn Đực cũng cho biết, càng về sau, 2-3 năm trở lại đây thủ tục xây dựng càng nhiêu khê, thời gian càng kéo dài, làm doanh nghiệp đuối sức, tăng giá thành và giá bán. Điều này càng chứng tỏ tính cấp thiết của Nghị quyết số 43.
Trong văn bản gửi Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia, ông Nguyễn Văn Đực cũng chỉ ra hàng loạt Nghị định của Chính phủ tăng thêm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
Cụ thể, theo Nghị định 71/2010/NĐ-CP, dự án phát triển nhà ở phải được cơ quan thẩm quyền chấp thuận đầu tư, tiếp theo lấy ý kiến thiết kế cơ sở tại Sở Xây dựng, chủ đầu tư tự phê duyệt dự án đầu tư. Chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công dự án, thời gian để thực hiện các thủ tục này mất thêm khoảng 1 năm.
Còn theo Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp phép xây dựng, dự án phát triển nhà ở đều phải thực hiện các nội dung về quản lý dự án đầu tư, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được cấp phép xây dựng. Vì một số lý do như doanh nghiệp chỉ đền bù được hơn 80% diện tích đất, tính tiền sử dụng đất, hoàn thành hạ tầng kỹ thuật … nên thời gian cấp giấy chứng nhận rất lâu, có khi phải mất từ 2 – 3 năm, như vậy thủ tục đầu tư dự án lại phải kéo dài thêm 2 – 3 năm nữa.
Cũng Nghị định này yêu cầu công trình có quy hoạch tỷ lệ 1/500 được cấp thẩm quyền phê duyệt vẫn phải xin giấy phép xây dựng.
Còn với Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng không thể thẩm tra được hết các công trình trong thời gian dưới 40 ngày đối với công trình cấp I và dưới 30 ngày đối với các công trình còn lại theo quy định. Thực tế thời gian vẽ bản vẽ thiết kế kỹ thuật mất hơn 3-5 tháng, cộng với 3 tháng cơ quan chức năng thẩm tra bản vẽ thiết kế kỹ thuật thì doanh nghiệp phải mất thêm hơn 6 tháng đến 1 năm.
Ông Nguyễn Văn Đực khẳng định hơn 10 năm trở lại đây, chưa có công trình xây dựng nào bị nghiêng, lún, sụp đổ do lỗi của quá trình thiết kế, có chăng là do lỗi đơn vị thi công cẩu thả, thi công không đúng quy định. “Không thể vì vậy mà bắt buộc tất cả các công trình phải thẩm tra thiết kế, chính điều này làm tăng thủ tục, kéo dài thời gian đầu tư, tăng chi phí xây dựng, dễ gây ra tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng”.
Nghị quyết 43 đã yêu cầu các bộ ngành đề xuất sửa đổi các Nghị định này cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Nhưng theo ông Đực, đáng tiếc là việc này được tiến hành khá chậm trễ.
Chưa hết, về tổ chức thực hiện, các Bộ ngành còn “nợ” việc xây dựng văn bản về quy trình liên thông giải quyết các thủ tục hành chính theo hướng mà Nghị quyết yêu cầu. Đó là thực hiện tối đa cơ chế một cửa liên thông, cho phép thực hiện song song, đồng thời nhiều thủ tục hành chính, thực hiện việc kế thừa kết quả giải quyết thủ tục…
Theo ông Nguyễn Văn Đực, vấn đề chất lượng và cư dân là do năng lực kỹ thuật và trình độ quản lý của chủ đầu tư chứ không do thủ tục xây dựng nhiều hay ít và chưa ai chứng minh nhiều thủ tục thì chất lượng sẽ bảo đảm hơn. Thậm chí, quá nhiều thủ tục dẫn đến chi phí đầu tư tăng cao, buộc doanh nghiệp phải tiết giảm một số tiện ích của toà nhà và chất lượng sản phẩm, nên thủ tục hành chính càng nhiều thì chất lượng công trình càng kém.
Do đó, các doanh nghiệp bất động sản đang hết sức trông đợi các bộ ngành sớm triển khai thực hiện các yêu cầu tại Nghị quyết 43.
Cấp phép xây dựng là một trong những chỉ số được Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng để đánh giá môi trường kinh doanh. Theo đó, năm 2014, các doanh nghiệp Việt Nam trung bình phải làm 10 thủ tục với 114 ngày để xin cấp phép xây dựng. Tại Nghị quyết số 19/NQ-CP, Chính phủ đã đặt mục tiêu năm 2016, đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian xin cấp phép xây dựng theo phương pháp xác định của WB tối đa không quá 77 ngày (bao gồm cả thời gian lấy ý kiến của các cơ quan liên quan như chấp thuận đấu nối điện, nước, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, độ tĩnh không...); Bộ Xây dựng chủ trì, đơn giản hóa quy trình và rút ngắn thời gian xin cấp phép xây dựng xuống còn không quá 30 ngày theo quy định. |
Thành Đạt
các tin mới nhận

Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Hải Phòng

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Tin đọc nhiều