• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Ai sẽ ‘gánh’ 2.000 tỷ để dán tem bia?

27/09/2017 3:16 PM

(Chinhphu.vn) - Mỗi chai (lon) bia bán trên thị trường có thể tăng giá xấp xỉ 200 đồng vì dán tem, theo đề án Bộ Công Thương đang xây dựng.

Đề xuất dán tem bia lại một lần nữa được Bộ Công Thương đưa ra tại đề án "Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước với hoạt động sản xuất, kinh doanh bia" đang được Bộ này xây dựng.

Với đề án này, tem bia sẽ được dán ở tất cả các sản phẩm bia sản xuất ở Việt Nam, nhập khẩu từ nước ngoài trước khi được đưa lưu thông trên thị trường. Theo đó, giá thành một tem bia giấy là 179 đồng, in phun trực tiếp là 145,44 đồng, đồng nghĩa mỗi chai (lon) bia sẽ tăng giá tương ứng. Đơn giá này được điều chỉnh hàng năm theo chỉ số lạm phát tăng của ngành công nghiệp.

Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bia sẽ thanh toán cho nhà cung cấp tem bia và được tính là chi phí sản xuất.

Bộ Công Thương ước tính, việc dán tem bia giúp cho ngân sách tăng thu khoảng hơn 2.000 tỷ đồng, bù đắp phần nào số tiền thất thu do chênh lệch khai báo sản lượng nộp thuế và thực tế 7-10% mỗi năm. Còn doanh nghiệp, dán tem bia sẽ tiết giảm được chi phí thay đổi mẫu mã, tem nhãn... để chống hàng giả.

“Việc dán tem cũng giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí về thay đổi mẫu mã để tránh bị làm giả vì chi phí bao bì trong sản phẩm bia là khá lớn. Cụ thể, như bia lon từ 52-52% giá vốn, bia chai khoảng 40%”, Bộ Công Thương cho hay.

Đề xuất dán tem lên các sản phẩm bia từng được đưa ra cách đây 3 năm nhưng vấp phải sự phản đối từ phía doanh nghiệp do lo ngại phát sinh thêm chi phí, giảm lợi nhuận và buộc phải tăng giá bán ra thị trường.

Thống kê của ngành Công Thương, năm 2016 sản lượng bia của Việt Nam gần 3,8 tỷ lít, thu về cho ngân sách 30.000 tỷ đồng. Bình quân mỗi người Việt uống 34,3 lít bia trong năm ngoái, đứng thứ 52 thế giới.

Dự kiến sản lượng này sẽ tăng lên mức 4,1 tỷ lít bia một năm sau 3 năm nữa và cán mốc 4,6 tỷ lít vào năm 2025; 5,6 tỷ lít vào 2035. Như vậy, trong 2 thập kỷ tới, lượng bia sản xuất sẽ tăng gấp rưỡi so với con số 3,8 tỷ lít năm 2016.

Khi đề xuất dán tem bia được đưa ra cách đây 3 năm, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu – Nước giải khát (VBA) cho rằng việc quản lý, quy hoạch ngành bia đang được thực hiện tốt và bia đang là sản phẩm đồ uống có độ cồn thấp, hầu như không có hàng lậu, hàng giả nên việc cơ quan soạn thảo đưa quy định dán tem cho bia là không cần thiết và gây tốn kém cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cũng cho rằng về mặt kỹ thuật, việc dán tem bia sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì phải đầu tư thêm máy móc, trong khi việc cung cấp thiết bị ở lĩnh vực này khá hạn chế. Trên thế giới chỉ có 3-4 nước áp dụng dán tem mặt hàng này.

Khi đó, tham gia đề án, Bộ Tài chính ủng hộ việc dán tem. Nhưng sau khi rà soát và nghe ý kiến của các doanh nghiệp thì Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Công Thương bổ sung làm rõ thêm một số vấn đề trong quy định dán tem bia như về công nghệ, máy móc, kỹ thuật để dán tem như thế nào.

Các doanh nghiệp sản xuất bia quan ngại khi các máy dán tem bia có công suất thấp (40.000 sản phẩm/giờ) so với các thiết bị hiện tại đang sản xuất lên tới 120.000 sản phẩm/giờ. 

Chưa kể các chi phí đầu tư thiết bị máy móc ban đầu và duy trì vận hành, bảo dưỡng; việc dán tem làm tăng chi phí doanh nghiệp, dẫn tới giảm lợi nhuận.

Thành Đạt

Top