• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Bà Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp đang trông chờ!

29/07/2014 4:33 PM

(Chinhphu.vn) – Theo bà Phạm Chi Lan, các chuyên gia đang “quần nhau” với các cơ quan chức năng về từng vấn đề thuế, hải quan… những vấn đề mà bà coi là “đột phá khẩu” để thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về năng lực cạnh tranh quốc gia.

 

Bà Phạm Chi Lan cho rằng Nghị quyết số 19 sẽ tạo những thay đổi mang tính bước ngoặt quan trọng cho môi trường kinh doanh-Ảnh: b-wto.gov.vn

Đánh giá Nghị quyết số 19/NQ-CP đã đụng đến những vấn đề hết sức thiết thực với doanh nghiệp, bà Phạm Chi Lan tin rằng những mục tiêu trong Nghị quyết là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Những vấn đề nêu ra trong Nghị quyết đều định lượng được, doanh nghiệp có thể đo đếm được ngay lợi ích của họ. “Giảm một giờ nộp thuế, giảm một ngày để container thông quan, chu trình kinh doanh sẽ được đẩy nhanh lên, đồng vốn sẽ xoay vòng nhanh hơn”.

“Đột phá khẩu” thực hiện Nghị quyết 19

Đặt niềm tin vào việc thực hiện Nghị quyết bằng công cụ công nghệ thông tin, bà Phạm Chi Lan nhắc lại những ví dụ gần đây. Đó là việc Chính phủ đã triển khai các cuộc họp trực tuyến, tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền bạc và thủ tục trong chỉ đạo điều hành với các bộ ngành, địa phương. Đó là việc Văn phòng Chính phủ áp dụng hệ thống công nghệ thông tin theo dõi hồ sơ, văn bản để bất cứ lúc nào cũng biết hồ sơ, văn bản đang ở đâu, tắc ở chỗ nào. Đó là TP Hồ Chí Minh triển khai đăng ký kinh doanh qua mạng bất kỳ thời điểm nào…

Trong các mục tiêu của Nghị quyết 19, vị chuyên gia kinh tế đặc biệt quan tâm đến các mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực thuế, hải quan.

“Tôi đang rất trông đợi buổi làm việc ngày Thứ Năm (31/8) tới đây giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) với các chuyên gia để thống nhất xem những thủ tục, hồ sơ, quy trình nào có thể cắt giảm, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng”.

“Quần nhau” là từ được bà Lan dùng khi mô tả các buổi làm việc liên tục gần đây giữa các chuyên gia kinh tế với các cơ quan chức năng do CIEM tổ chức, trong đó tập trung vào 2 lĩnh vực là thuế, hải quan.

Trước đó, ngày 9/7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc có thể nói là “vượt cấp” với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, nhằm triển khai các mục tiêu cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục thuế, hải quan, đã được đề ra trong Nghị quyết 19.

“Tuyên bố của Thủ tướng tại các buổi làm việc trên rằng “không thể chấp nhận được” về thời gian nộp thuế, làm thủ tục hải quan đã tạo thuận lợi rất nhiều cho các chuyên gia khi làm việc với các cơ quan quản lý”, bà Lan chia sẻ.

Cũng theo chuyên gia này, giảm thời gian thực hiện thủ tục thuế, hải quan sẽ là “đột phá khẩu” để thực hiện Nghị quyết 19, nếu làm được sẽ tạo được niềm tin vào Nghị quyết 19, tạo động lực, tạo đà để thực hiện Nghị quyết trong các lĩnh vực khác.

Người dân và doanh nghiệp hết sức trông chờ

Tuy nhiên, vẫn còn đó những hoài nghi khi Chính phủ, Thủ tướng rất quyết tâm nhưng dường như các bộ ngành, địa phương chưa thật sự thấm nhuần tinh thần quyết tâm đó. Theo quan sát của bà Lan, Nghị quyết ban hành ngày 18/3 nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều bộ ngành, địa phương ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.

Do đó, chuyên gia này góp ý, cần có một cơ chế theo dõi, giám sát, đôn đốc thực hiện Nghị quyết, ví dụ một tổ công tác thi hành Nghị quyết. Tổ công tác này có thể đặt tại Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, trong câu chuyện trao đổi với phóng viên, chuyên gia Phạm Chi Lan cũng nhắc nhiều tới những “rào cản” khác đối với doanh nghiệp, vốn đang được dư luận nhắc tới nhiều thời gian gần đây.

Đơn cử, đó là câu chuyện về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà hiện ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi đang phải tập hợp để trình Chính phủ, theo tinh thần của Luật sửa đổi là quyền cấm kinh doanh và đặt ra điều kiện kinh doanh chỉ thuộc về 3 chủ thể gồm Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ.

Còn hiện tại, theo tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội về dự án Luật tại kỳ họp vừa qua, hiện có tới 334 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được quy định trong 235 văn bản pháp luật, trong đó có tới 111 thông tư và 15 quyết định của các bộ.

Bày tỏ tán thành tinh thần trên của dự thảo Luật, bà Lan cho rằng quá nhiều thông tư quy định điều kiện kinh doanh làm cho môi trường kinh doanh bị đảo lộn liên tục, “doanh nghiệp nơm nớp lo sợ lúc nào cũng có thể bị tuýt còi”. Đã đành điều này gây khó khăn cho các bộ ngành, thế nhưng nói như nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, thì cơ quan quản lý “không thể cứ giành thuận lợi cho mình, để khó khăn cho doanh nghiệp và người dân”. 

Bà Lan cho rằng, nếu việc sửa các Luật cùng hệ thống văn bản đi cùng là hết sức vất vả, và ngay cả một luật tốt chưa chắc đã được thực hiện tốt, thì các giải pháp trong Nghị quyết số 19/NQ-CP “hoàn toàn trong tầm tay của Chính phủ”. Làm được sẽ tạo những thay đổi mang tính bước ngoặt quan trọng cho môi trường kinh doanh.

Quan điểm này cũng tương đồng với đánh giá của các chuyên gia quốc tế tại hội thảo do CIEM tổ chức ngày 21/7 vừa qua, rằng Việt Nam hoàn toàn có thể khắc phục những tồn tại  bằng cách “sửa chữa những gì chúng ta có thể làm ngày hôm nay và mỗi ngày”.

“Vấn đề quan trọng là niềm tin. Môi trường kinh doanh hiện nay rất cần Nghị quyết số 19 với vai trò là một cú hích để lấy lại niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp. Tôi tin rằng trong 2 năm tới, nếu chúng ta thực hiện được Nghị quyết 19 thì niềm tin của doanh nghiệp sẽ được củng cố trở lại. Người dân và doanh nghiệp đang hết sức trông chờ hành động của Chính phủ sẽ đem lại kết quả cụ thể”, bà Lan nhấn mạnh.

 Hà Chính

Top