• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Bắc Ninh tìm động lực mới trong thu hút đầu tư, doanh nghiệp

27/06/2019 12:29 PM

(Chinhphu.vn) - Sáng 27/6, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội thảo “Bắc Ninh: Cải thiện môi trường kinh doanh – Động lực mới trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp”.

Bắc Ninh đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tạo động lực cho phát triển.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh, sau nhiều năm cải thiện môi trường kinh doanh, Bắc Ninh đã vươn lên thành tỉnh công nghiệp với nhiều chỉ tiêu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước, nhất là về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), GRDP bình quân đầu người, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách…

Bắc Ninh đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tạo động lực cho phát triển, gia tăng quy mô về thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiến tạo xu hướng phát triển mới về kinh tế đô thị.

Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh có nhiều sáng kiến được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao như Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, huyện đối thoại doanh nghiệp nhỏ và vừa; mô hình Bác sĩ doanh nghiệp; công bố Chỉ số DDCI (Bộ chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp Sở, Ban, Ngành và Địa Địa phương thuộc tỉnh) những sáng kiến còn được các tỉnh khác quan tâm và học tập kinh nghiệm.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phân tích môi trường kinh doanh tỉnh Bắc Ninh qua kết quả điều tra PCI. Năm 2018, Bắc Ninh đứng thứ 15 cả nước về chỉ số PCI với 64,50 điểm, tăng 02 bậc so với năm 2017 và nằm trong nhóm các tỉnh có chất lượng tốt. Tính riêng trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 4 sau Quảng Ninh, Hà Nội và Vĩnh Phúc.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, điểm sáng trong cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh năm qua đó là UBND tỉnh Bắc Ninh được đánh giá linh hoạt, sáng tạo hơn trong điều hành, tăng 12 bậc; doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, tăng 15 bậc; hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính có chiều hướng cải thiện, tăng 7 bậc; chất lượng đào tạo lao động duy trì ở mức tốt, tăng 1 bậc; hệ thống thiết chế pháp lý tại địa phương được đánh giá cao, tăng 12 bậc.

Tuy nhiên, Bắc Ninh cũng cần phải lưu ý hơn tới những vấn đề mà doanh nghiệp kỳ vọng vào lãnh đạo tỉnh như: giảm gánh nặng chi phí không chính thức; tiếp cận đất đai cần thuận lợi hơn; đẩy mạnh cải cách hành chính, minh bạch thông tin; chú trọng cải thiện hơn nữa chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; chủ động nắm bắt và tháo gỡ những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn lực kinh doanh.

Để cải thiện chỉ số PCI năm 2019 và những năm tiếp theo, ông Đậu Anh Tuấn khuyến nghị tỉnh cần rà soát lại môi trường kinh doanh theo từng lĩnh vực kết quả điều tra PCI 2018; tăng cường gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp ở nhiều cấp độ; xây dựng chương trình để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa trên địa bàn, thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp; các cơ quan chính quyền địa phương cần tăng cường công khai minh bạch thông tin trên website, đặc biệt là đăng tải đầy đủ các thông tin như quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, các dự án đầu tư công, đấu thầu; kiểm soát các hoạt động thanh kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn, kể cả các cuộc thanh kiểm tra của cơ quan trung ương…

Hội thảo nhận được các ý kiến tham luận của các lãnh đạo sở, ngành, địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện các chỉ số giảm điểm; trong đó tập trung vào việc đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy nhanh việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng; thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; minh bạch hóa việc tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi tiêu cực, công khai minh bạch trong việc tiếp nhận thông tin, kiểm tra giám sát quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh yêu cầu các cấp, ngành, doanh nghiệp nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể để cải thiện chỉ số thành phần, góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh năm 2019, tạo tiền đề phấn đấu đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.

Để khắc phục những tồn tại cũng như nâng cao điểm và thứ hạng của Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các ngành, các cấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và phân công theo dõi các chỉ số thành phần thực hiện tốt cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định; trước hết phải đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

Bên cạnh đó, các đơn vị nâng cao chất lượng, quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; hiện đại hóa công cụ quản lý, điều hành theo kiến trúc tổng thể về chính quyền điện tử, xây dựng đô thị thông minh, nâng cao năng lực cán bộ, thu hút các nguồn lực đầu tư, hướng tới mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022;  tích cực giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp sau đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo giải quyết những vướng mắc triệt để, thực hiện văn hóa công sở trong ứng xử với doanh nghiệp và nhân dân.

Thu Hà

Top