- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Bài 3: “Hình như nhiều bộ ngành chưa biết”
(Chinhphu.vn) – “Luật đã chỉ rõ, nhưng hình như nhiều bộ ngành, địa phương vẫn chưa biết, chưa ý thức được rằng từ nay trở đi, mình không còn thẩm quyền ban hành “giấy phép con” nữa”.
![]() |
Ảnh minh họa |
Lịch sử cho thấy nhận thức là một quá trình và việc thay đổi không phải lúc nào cũng dễ dàng. Cuối năm 2014 vừa qua, với việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Quốc hội đã quyết định loại bỏ trần chi phí quảng cáo. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, đây là kết quả cuối cùng của cuộc “chiến đấu” kiên trì của hàng chục hiệp hội doanh nghiệp suốt 13 năm qua – một khoảng thời gian quá dài.
Và ngay cả khi luật đã quy định rõ ràng, thì không phải mọi nơi đều nhận thức được đầy đủ tinh thần của luật. Theo các chuyên gia, thời gian tới, sẽ có vô số những tình huống mà nếu không nhìn theo tư duy cải cách, thì người ta vẫn rất dễ coi đó là những hành vi phạm pháp.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp không sử dụng hết trụ sở của mình, cho thuê một phần thì trường hợp này có phải là kinh doanh bất động sản, có phải áp dụng các điều kiện của ngành nghề này không? Hoặc, một doanh nghiệp nước ngoài sản xuất một mặt hàng để tiêu thụ nội bộ, nhưng dư thừa công suất và muốn bán ra ngoài, vậy thì có phải lập dự án đầu tư không?
TS Nguyễn Đình Cung cho rằng trong những trường hợp này, câu trả lời là không. “Bởi chúng ta phải xem xét thực chất của vấn đề, rằng mục đích của điều luật ấy để làm gì, mục đích của điều kiện kinh doanh để làm gì, chứ không phải chỉ chăm chăm xét từng câu chữ để phạt doanh nghiệp. Tư duy là phải thúc đẩy, hỗ trợ, hướng dẫn để đạt mục tiêu quản lý, chứ không phải tìm chỗ để phạt. Nếu không thay đổi tư duy, thì với bao nhiêu tiềm năng, nội lực bừng bừng như thế, đất nước vẫn không thể vượt lên được”.
Nói thêm về việc thay đổi tư duy, luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) nhắc đến những yêu cầu người hành nghề kế toán phải có bằng đại học trong một dự thảo luật đang gây tranh cãi.
“Có những công việc cần trình độ đại học nhưng cũng có những việc chỉ cần trình độ trung cấp, thậm chí sơ cấp là đủ. Hơn ai hết, doanh nghiệp họ biết phải thuê trình độ nào, không ai thuê những người quá kém cả. Nếu kế toán làm sai thì đã có chế tài trong hợp đồng, nếu vi phạm pháp luật, gây thiệt hại thì có thể xử lý hình sự”, ông Huỳnh phân tích và cho rằng, trong trường hợp này, nên dành quyền quyết định cho cuộc sống vốn vô cùng đa dạng.
Phải chấm dứt tư duy “ban ơn”
Bên cạnh vấn đề nhận thức là nỗi lo muôn thủa về tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức. Về mặt tinh thông nghiệp vụ, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa dẫn một số liệu khảo sát cho thấy chỉ 5,4% cán bộ công chức trả lời doanh nghiệp sai và không đầy đủ. Nhưng về tinh thần trách nhiệm, theo luật sư Trần Hữu Huỳnh, kết quả điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho thấy 56% số doanh nghiệp nói trong tiếp xúc với đội ngũ công chức “phải có bôi trơn, công việc mới chạy”.
GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng khẳng định rằng doanh nghiệp FDI vẫn “sợ nhất” là đội ngũ cán bộ trực tiếp thi hành pháp luật và nguy cơ mỗi địa phương thi hành một cách.
Vị chuyên gia nguyên là Thứ trưởng Bộ KHĐT kể lại, tỉnh Bắc Ninh làm thủ tục cho dự án đầu tư trị giá 1 tỷ USD của Samsung chỉ trong vòng 1 ngày là xong. Đây là một điển hình tốt về thủ tục thông thoáng, nhanh gọn, thế nhưng lại có người thắc mắc với ông là “sao nhanh thế”. Việc chính quyền làm tốt, thực lòng muốn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nhưng vẫn bị nghi ngờ cho thấy, tình trạng thủ tục nhiêu khê, phức tạp là phổ biến ở các địa phương.
Theo ông Tô Hoài Nam, việc triển khai Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các cán bộ công chức phải thay đổi triệt để, chuyển từ tư duy “ban ơn” phổ biến trước đây sang tư duy phục vụ. Theo tinh thần mới, doanh nghiệp không phải đi “xin” nhà nước mà nhà nước có nghĩa vụ phải cung cấp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Cùng với đó, việc quản lý của nhà nước không phải nhằm mục tiêu quản lý, mà nhằm mục tiêu kiến tạo phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân.
Theo ông Nam, là cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất tốt việc triển khai Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đánh giá về Nghị quyết được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua này, ông Nam cho rằng điểm thành công nhất của Nghị quyết là đã “xới xáo” vào đúng vấn đề gây bức xúc nhất cho doanh nghiệp, khiến các chính sách chậm đi vào cuộc sống nhất: Thái độ, trách nhiệm của các cơ quan công quyền.
“Do đó, việc thực hiện tốt Nghị quyết 19 sẽ cộng hưởng cực kỳ tốt với việc thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư”, ông Tô Hoài Nam nhận định.
Hà Chính
các tin mới nhận

Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Hải Phòng

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Tin đọc nhiều