- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Bài cuối: Nghị quyết 02 và thông điệp cải cách mạnh mẽ từ Chính phủ
(Chinhphu.vn) – Nghị quyết 02 năm 2021 tiếp tục được Chính phủ ban hành, dù ngắn gọn hơn nhiều so với các Nghị quyết 19 và 02 trước đây, nhưng vẫn giữ “lửa” cải cách, thậm chí còn mạnh mẽ hơn.
• Bài 1: Ưu tiên hàng đầu cho đổi mới mô hình tăng trưởng
• Bài 2: Áp lực đổi mới trong ‘thập kỷ 4.0’
Trong tuần làm việc đầu tiên của năm 2021, cả nước đã có 18.000 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được xử lý, với 2.100 doanh nghiệp thành lập, tăng 46% so với năm ngoái và tăng 55% so với cùng thời điểm bắt đầu thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2015. |
Tiếp ngay sau Nghị quyết 01, ngay trong ngày đầu tiên của năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
“Nghị quyết 02 năm nay đề ra thông điệp của Chính phủ: Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, liên tục bởi nếu chúng ta đứng yên hoặc cải cách chậm hơn thì tức là thụt lùi và sẽ bị bỏ lại phía sau”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh.
Phân tích thêm về Nghị quyết 02, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, nhiệm kỳ 2016-2020, Chính phủ đã xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hướng tới phát triển bền vững là một trong những trọng tâm cải cách, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.
Các Nghị quyết 19 và 02 trong nhiệm kỳ 2016-2020 của Chính phủ đã mở rộng bao quát thêm các bộ chỉ số hàm chứa những yếu tố có tính căn bản, nền tảng, dài hơi hơn ngoài các chỉ số liên quan tới môi trường kinh doanh trong ngắn hạn như các bộ chỉ số về Phát triển nguồn nhân lực, phát triển Chính phủ điện tử, Năng lực Đổi mới sáng tạo.
Kết quả, việc thực hiện các Nghị quyết 19 và sau này là Nghị quyết 02 của Chính phủ đã góp phần hoàn thiện thêm một bước thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; tháo gỡ được nhiều rào cản, khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân. Phần lớn các chỉ số được đánh giá định kỳ 1 năm hoặc 2 năm của các tổ chức quốc tế đều ghi nhận sự tiến bộ rõ về điểm số tuyệt đối và cải thiện thứ hạng của Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả quan trọng, đáng khích lệ đó, vẫn còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà điểm tuyệt đối và thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp và hầu như không được cải thiện về thứ bậc như: Giải quyết phá sản doanh nghiệp đứng thứ 122. Rào cản phi thuế quan đứng thứ 121. Bảo vệ hệ sinh thái bền vững đứng thứ 110. Đăng ký tài sản thứ 106. Bảo vệ sở hữu trí tuệ thứ 105. Kết nối hạ tầng đường bộ thứ 104. Ngay nộp thuế và bảo hiểm dù đã tăng tới 59 bậc nhưng vẫn đứng thứ 109.
“Thực tế những năm qua cho thấy Bộ, ngành nào chủ động, quyết tâm thì các chỉ số được cải thiện rõ ràng hơn và ngược lại. Tới đây, việc cải thiện vị trí càng khó và đòi hỏi nỗ lực cao hơn vì các quốc gia, nền kinh tế khác cũng rất chú trọng công tác này”, bà Nguyễn Minh Thảo nhận định khi trao đổi với Báo điện tử Chính phủ.
Mặt khác, nhiều tiêu chí, chỉ số không chỉ đơn thuần liên quan tới quy định, thủ tục hành chính có thể nhận diện, sửa đổi hoặc bãi bỏ ngay mà còn phải sửa luật và ngày càng có nhiều chỉ số phải nỗ lực liên tục trong một số năm mới có thể cải thiện được, nhất là liên quan tới hạ tầng, nhân lực và các yếu tố xã hội.
Thông tin thêm về sự ngắn gọn của dự thảo Nghị quyết 02 năm 2020 so với các Nghị quyết trước đây, bà Nguyễn Minh Thảo cho biết, Nghị quyết số 02 năm 2019 đã được xây dựng cho lộ trình hằng năm và đến năm 2021. Nghị quyết 02/CP năm 2020 được xây dựng dựa trên 7 bộ chỉ số với hơn 200 tiêu chí đo lường chi tiết liên quan tới hầu hết các lĩnh vực, các ngành, các cấp và có phân công cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm cho từng nhóm tiêu chí, thậm chí từng tiêu chí.
Do vậy, Nghị quyết số 02 năm 2021 chỉ cần nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 02 (năm 2019). Ngoài ra, Nghị quyết 02 năm 2020 cũng đã đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu cụ thể cho năm 2020 và định hướng cho năm 2021.
Một lý do khác, năm 2020, do tác động của dịch bệnh COVID-19 nên nhiều tổ chức quốc tế không công bố báo cáo xếp hạng thường niên như xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, xếp hạng Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Đây cũng là các chỉ tiêu xếp hạng được Chính phủ lựa chọn đặt mục tiêu cải thiện. Do vậy, thực tế này gây khó khăn cho việc tính toán cụ thể các mục tiêu cần đạt trong năm 2021.
Về các nhóm chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể cần tập trung cao độ để chỉ đạo thực hiện, bà Nguyễn Minh Thảo nhắc tới các nhóm chỉ tiêu về môi trường kinh doanh và về năng lực cạnh tranh 4.0 và đổi mới sáng tạo, như Cấp phép xây dựng, Đăng ký tài sản, Giải quyết tranh chấp hợp đồng, Giải quyết phá sản doanh nghiệp, Chất lượng quản lý hành chính đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin, Chất lượng đào tạo nghề, Kỹ năng của sinh viên, Đăng ký phát minh sáng chế, Kiểm soát tham nhũng, Mức độ tham gia giao dịch trực tuyến, Cơ hội việc làm trong các ngành thâm dụng tri thức, Môi trường sinh thái bền vững.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh 4 bốn nội dung trọng tâm trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết. Cụ thể, tập trung khắc phục những yếu kém, hạn chế trong việc kết nối, phối hợp giữa các cơ quan; làm rõ hơn vai trò cơ quan đầu mối cho từng nhóm chỉ tiêu, từng chỉ tiêu; phân định và quy trách nhiệm rõ ràng hơn cho từng cơ quan.
Có thể kỳ vọng tăng trưởng cao hơn mục tiêu
Nhìn lại giai đoạn 2016 - 2020, TS Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng cải thiện môi trường kinh doanh là một điểm sáng ấn tượng về cải cách. Nhiệm vụ này kế thừa các Nghị quyết 19 trước đây, nhưng được mở rộng phạm vi hơn nhiều và chú trọng việc tháo bỏ các rào cản với quyền tự do kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực.
Do đó, việc Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 02, duy trì tính liên tục của các mục tiêu, giải pháp trong các Nghị quyết 19 trước đây và 02 sau này là rất quan trọng, cần thiết để tiếp nối những thành quả cải cách đạt được những năm qua. Đáng chú ý, tại Nghị quyết 02 lần này, Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749. Điều này là rất phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh xảy ra đã làm tăng sức ép cũng như tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số, số hoá của cả Chính phủ và doanh nghiệp.
TS Cung cho rằng, năm 2021 nếu đạt kết quả tốt sẽ tạo nền tảng bứt phá và niềm tin cho cả kế hoạch 5 năm và chiến lược 10 năm. Muốn vậy, cần có chính sách giải pháp kích thích kinh tế, thúc đẩy những lĩnh vực mới, huy động thêm nguồn lực, giúp nền kinh tế năng động hơn.
Cùng với đó, phải thúc đẩy hơn nữa việc cải thiện môi trường kinh doanh. Bên cạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì trọng tâm của cải cách thể chế trong giai đoan này là xây dựng và phát triển các loại thị trường các nhân tố sản xuất để các loại thị trường này thực hiện vai trò chủ yếu trong huy động nguồn lực, phân bố và sử dụng nguồn lực.
“Như vậy, ngoài những giải pháp để tăng trưởng nhanh hơn, tạo khởi đầu tốt thì còn thực hiện những giải pháp mang tính căn bản và lâu dài hơn để tạo ra động lực mạnh mẽ hơn cho cả nhiệm kỳ. Nguồn lực được phân bổ và sử dụng hiệu quả sẽ tạo nên sự khác biệt của nền kinh tế Việt Nam so với trước. Tôi tin rằng, chúng ta sẽ tăng trưởng cao hơn và bền vững hơn trước”, TS Nguyễn Đình Cung nhận định.
Nhiều chuyên gia lạc quan cho rằng trong năm 2021, dư địa cho tăng trưởng còn lớn, tiềm năng của doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn, ngay cả khu vực nông nghiệp cũng có nhiều khởi sắc bên cạnh những dự án công nghiệp mới khởi công. Đó là những lực đẩy cho nền kinh tế.
Cùng với đó là những bước tiến dài của Việt Nam trong mở cửa và hội nhập với các hiệp định FTA mới, những tiến bộ trong tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi thời gian qua với mục tiêu thuận lợi ngang bằng các nước hàng đầu trong khu vực. Do đó, có thể kỳ vọng năm 2021 và những năm sau nền kinh tế sẽ khởi sắc hơn, tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn mục tiêu đặt ra.
Kết quả cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam Thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 20 bậc, từ thứ 90 năm 2015 lên thứ 70 năm 2019. Trong các bộ chỉ số, các bảng xếp hạng quốc tế, có không ít chỉ số, tiêu chí cụ thể của nước ta ghi nhận những tiến bộ vượt bậc như: Tiếp cận điện năng tăng 81 bậc, từ thứ 108 (năm 2015) lên thứ 27 (năm 2019). Nộp thuế và BHXH tăng 59 bậc, từ thứ 168 (năm 2015) lên thứ 109 (năm 2019). Ứng dụng CNTT tăng 54 bậc, từ thứ 95 (năm 2015) lên thứ 41 (năm 2019) .v.v. Đặc biệt, xếp hạng về phát triển bền vững tăng 34 bậc từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020. Đây là bộ chỉ số được Liên hợp quốc xây dựng, đánh giá dựa trên các tiêu chí bám sát 17 nhóm mục tiêu phát triển bền vững (với 169 mục tiêu cụ thể). |
Hà Chính
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều