- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh: An toàn trong đại dịch là mấu chốt thu hút FDI
(Chinhphu.vn) - Quảng Ninh là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút dòng vốn ngoại không ngừng tăng trưởng những năm gần đây. Để đạt được những kết quả tích cực đó, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký chia sẻ, cốt lõi của thu hút FDI tại thời điểm này chính là ưu tiên số một cho phòng chống dịch và bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh an toàn.
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký trò chuyện cùng công nhân Dự án may mặc của Công ty Weitai, ngày 28/8. Ảnh: Báo Quảng Ninh |
Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát tại Bắc Giang, tỉnh Quảng Ninh đã xác định và áp dụng tất cả các biện pháp, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cũng như thiếu hụt nguồn nhân lực cho các nhà máy, các doanh nghiệp.
Bí thư Nguyễn Xuân Ký cho biết, đối với người lao động đến từ các địa phương khác, kể cả từ vùng dịch, tỉnh sẵn sàng bố trí xe miễn phí đón các chuyên gia nước ngoài, người lao động, ngay từ đầu tỉnh; bố trí chỗ ở, hỗ trợ ăn uống trong thời gian cách ly 14 ngày. Sau đó bàn giao cho doanh nghiệp và yêu cầu ký cam kết với chính quyền địa phương bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Đối với vận tải hàng hóa nguyên phụ liệu đầu vào cho các nhà máy FDI từ Bắc Giang và những tỉnh khác về Quảng Ninh, tỉnh cấp giấy phép cho các xe vận tải nguyên liệu được vào tỉnh theo đúng cung đường đăng ký; hỗ trợ sàng lọc và xét nghiệm thường xuyên các lái xe. “Phải coi việc bảo vệ lái xe, người lao động an toàn chính là bảo vệ doanh nghiệp an toàn. Doanh nghiệp khỏe thì địa phương mới khỏe”, ông Ký nhấn mạnh.
Tỉnh cũng đã tiến hành ưu tiên tiêm sớm vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ công nhân tại các khu công nghiệp, các nhà máy và cơ sở sản xuất. Tỉnh xác định bảo vệ người lao động là bảo vệ nguồn tài sản kinh tế của địa phương. Chính điều này đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp đối với chính quyền địa phương.
Mấu chốt nữa là không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Lãnh đạo địa phương trực tiếp đi thị sát doanh nghiệp, coi việc của doanh nghiệp là việc của chính quyền. Doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp gọi điện trao đổi với Bí thư, Chủ tịch tỉnh khi gặp bất kể trở ngại gì, ngay từ những việc như an ninh trật tự, đổ đất, tắc ống nước, mất điện, thiếu lao động… lãnh đạo tỉnh đều xắn tay vào cuộc cùng doanh nghiệp gỡ khó.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải quyết vấn đề lao động thiếu hụt, tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội giúp doanh nghiệp tìm kiếm nguồn lao động, thu nhận lao động từ các địa phương khác. Tỉnh cũng ban hành những chính sách thu hút lao động; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động từ nguồn ngân sách đối với những lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh để cung ứng lao động cho các doanh nghiệp FDI; hỗ trợ tạo điều kiện tối đa về quỹ đất để doanh nghiệp thực hiện việc xây dựng nhà ở cho công nhân.
Theo Bí thư Nguyễn Xuân Ký, Quảng Ninh hiện đang là miền đất lớn vô cùng lý tưởng của các nhà đầu tư. Hai năm nay, tỉnh chủ trương xoay trục thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, tạo bước đột phá lớn. Mặc dù dịch bệnh, nhưng tỉnh vẫn tăng trưởng 10%.
“Cho đến thời điểm này, Quảng Ninh có thể tự tin khẳng định rằng, trong thời gian bùng phát đại dịch COVID-19, không một người nước ngoài nào, một doanh nghiệp nào rời tỉnh ra đi cả. Chúng tôi đã bảo đảm an toàn về tính mạng cho toàn bộ người dân bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại tỉnh trước đại dịch, bảo đảm họ đều được tiếp cận vaccine sớm và đầy đủ. Ngoài ra, chúng tôi còn bảo đảm những người được tiêm mũi một đều được tiêm mũi hai”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh.
Đánh giá về bức tranh toàn cảnh FDI của Việt Nam, Bí thư Nguyễn Xuân Ký khẳng định Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng tiên quyết vẫn phải khống chế, kiểm soát được dịch.
Chính phủ tập trung đầu tư cho hạ tầng, khai thác các nguồn lực. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng; thị trường gần 100 triệu dân; quy mô thị trường, quy mô nền kinh tế đang phát triển; các FTA thế hệ mới hội nhập sâu rộng; Chính phủ kiến tạo, chính quyền địa phương phục vụ… đều là những điều kiện vô cùng thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài.
Phòng chống dịch tốt, bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh an toàn, được tiếp cận vaccine sớm và đầy đủ là cốt lõi của thu hút FDI tại thời điểm này. Thế giới có dịch, chúng ta phải tìm cách để sống an toàn trong dịch, dần dần biến đại dịch COVID-19 trở thành một loại bệnh như cúm mùa, nhưng phải có phương thức thích nghi để giảm thiểu tác hại do COVID-19 gây ra và cần nhất là phải có chiến lược cụ thể phù hợp với thực tế mỗi địa phương, ông Nguyễn Xuân Ký chia sẻ.
Tính đến hết năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 136 dự án FDI đang hoạt động hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 6,5 tỷ USD. Tính đến nay, có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Quảng Ninh, trong đó Mỹ giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký trên 2,3 tỷ USD với 4 dự án chiếm gần 38% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,8 tỷ USD với 67 dự án, còn lại là các nhà đầu tư đến từ các nước khác như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… Trong 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh Quảng Ninh đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 569,397 triệu USD; điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 20 lượt dự án. Tổng vốn đầu tư thu hút trong 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh đạt 607,86 triệu USD. Tính đến hết tháng 6/2021, tại Quảng Ninh có 142 dự án FDI đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 7,66 tỷ USD. |
Hồng Nguyên
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều