• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Bộ Công Thương phản hồi thông tin ‘hứa nhưng không thực hiện’

17/02/2019 11:11 AM

(Chinhphu.vn) - Việc nghiên cứu xem xét bỏ Thông tư số 21 "chỉ là ý kiến đề xuất ban đầu của một số doanh nghiệp, không phải ý kiến chính thức của Bộ Công Thương"...

Bộ Công Thương khẳng định sự cần thiết của việc kiểm soát hàm lượng formaldehyde để bảo vệ sức khỏe, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa lên tiếng về thông tin Bộ này đã hứa xem xét bỏ Thông tư số 21/2017 nhưng không thực hiện.

Theo đó, Vụ Khoa học và Công nghệ cho biết đã có trao đổi với Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các viện nghiên cứu chuyên ngành, tổ chức đánh giá sự phù hợp và đơn vị tổ chức có liên quan, thông tin về phát sinh chi phí từ quá trình áp dụng Thông tư số 21/2017 so với Thông tư 37/2015 của Bộ Công Thương là không có cơ sở, không đúng với thực tế.

Đối với thông tin Bộ Công Thương đã hứa xem xét về việc bỏ Thông tư số 21 tuy nhiên không thực hiện, Vụ nói rằng việc nghiên cứu xem xét bỏ Thông tư số 21 "chỉ là ý kiến đề xuất ban đầu của một số doanh nghiệp, không phải ý kiến chính thức của Bộ Công Thương".

"Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe những ý kiến phản hồi về việc thực hiện Thông tư 21 để kịp thời hướng dẫn, xử lý các vướng mắc phát sinh nếu có. Trong trường hợp cần thiết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, rà soát và có phương án xử lý thích hợp trên cơ sở đảm bảo lợi ích người tiêu dùng", Bộ Công Thương cho hay.

Trước đó, Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyde và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tại Thông tư số 21/2017 thay thế Thông tư 37/2015.

Sau gần 02 tháng triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã nhận được một số phản hồi từ Hiệp hội Dệt may, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị có liên quan v.v… Theo kế hoạch, Bộ Công Thương đã tổ chức làm việc với Hiệp hội Dệt may, các cơ quan quản lý nhà nước, Viện Nghiên cứu chuyên ngành và các đơn vị có liên quan về việc thực hiện Thông tư 21.

Bộ cho biết, tại cuộc họp này, các bên đã thống nhất sự cần thiết ban hành Thông tư 21 để kiểm soát hàm lượng formaldehyde và các amin thơm trong sản phẩm dệt may. Đối với một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 21 liên quan đến đánh giá hợp quy theo lô sản phẩm, công bố hợp quy, thủ tục kê khai trong hồ sơ tại các Sở Công Thương, Bộ Công Thương đã và tiếp tục có văn bản hướng dẫn để thống nhất trong cách hiểu và triển khai thực hiện đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Bộ này khẳng định sự cần thiết của việc kiểm soát hàm lượng formaldehyde để bảo vệ sức khỏe, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Cụ thể, theo các nghiên cứu khoa học, formaldehyde có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, chỉ với hàm lượng thấp formaldehyde mà cơ thể con người tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ như có khả năng gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi...

Bộ khẳng định Quy chuẩn kỹ thuật trong Thông tư 21 đã đảm bảo thực thi các giải pháp về cải cách thể chế được nêu trong Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ trong các năm vừa qua, thể hiện qua những điểm sau: (i) Đối với sản phẩm nhập khẩu, toàn bộ khâu kiểm tra chuyên ngành được chuyển hoàn toàn sang sau thông quan (hậu kiểm); (ii) Doanh nghiệp được toàn quyền lựa chọn các phương thức đánh giá, công bố hợp quy sản phẩm khác nhau; (iii) Không phát sinh các thủ tục hành chính do các cơ quan quản lý nhà nước không trực tiếp tác động vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nhiệp.

Trước đó, đã có những ý kiến của doanh nghiệp phản ánh bức xúc về chi phí kiểm tra hàm lượng formaldehyte được quy định tại Thông tư 21/2017 của Bộ Công Thương. Theo đó, doanh nghiệp cho rằng, trước đây Thông tư 37 quy định việc kiểm tra hàm lượng formaldehyte với rất nhiều quy định nhiêu khê và tốn kém, doanh nghiệp kêu rất nhiều, cuối cùng Bộ đã quyết định bãi bỏ thông tư này. Tuy nhiên, việc thực hiện Thông tư 21 còn nhiêu khê, tốn kém hơn cả thực hiện Thông tư 37.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, Bộ Công Thương đã hứa sẽ bỏ Thông tư 21 và đề nghị không đưa việc này vào Nghị quyết 02 của Chính phủ. Theo ông Cung, nếu phản ánh của doanh nghiệp về việc Thông tư 21 vẫn đang thực hiện là đúng thì Bộ Công Thương đã không giữ lời hứa.

Thanh Hằng

Top