• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Bộ ngành “vắt chân lên cổ”, tinh thần DN được xốc lại

31/10/2014 11:32 AM

(Chinhphu.vn) – Báo cáo của Bộ KHĐT trước Chính phủ và tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp tại Quốc hội đều nhận định tinh thần doanh nhân đã được xốc lại. Và tình hình sẽ khác nhiều hơn nữa từ năm 2015…

Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đã được xốc lại.

Tại phiên họp Chính phủ ngày 29/10, Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh đã nhấn mạnh đến một số điểm trong bức tranh chung về tình hình doanh nghiệp 10 tháng đầu năm.

DN mới: Ít đi nhưng lớn hơn

Trong khoảng thời gian trên, cả nước có hơn 60 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với hơn 352 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký, tuy giảm 6,5% số doanh nghiệp nhưng lại tăng 9,5% về số vốn đăng ký.

Mặt khác, chính xu hướng thanh lọc mạnh mẽ từ năm 2013 đến nay đã sàng lọc lại những doanh nghiệp thực sự có chất lượng, không chỉ đã tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất mà còn mở rộng quy mô hoạt động khi có cơ hội kinh doanh mới. Cụ thể, trong 10 tháng, đã có gần 19 nghìn lượt doanh nghiệp tăng vốn với số vốn hơn 474 nghìn tỷ đồng.

Tính bình quân vốn đăng ký trên một doanh nghiệp trong 10 tháng đạt 5,87 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2013.

Như vậy, mặc dù vẫn chưa thực sự thoát khỏi bối cảnh khó khăn nhưng xét trên khía cạnh quy mô vốn, doanh nghiệp thành lập mới đã tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. “Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh đã được cải thiện, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh”, Bộ KHĐT nhận định.

Cũng trong thời gian trên, cả nước có hơn 54 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể, tăng 9,3%.

Tuy nhiên, có hơn 13 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động đã quay trở lại hoạt động, tăng 10,7% so với cùng kỳ. Đây là con số đáng khích lệ cho thấy tín hiệu tốt của nền kinh tế đã tạo thêm cơ hội đầu tư, kinh doanh cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Trừ đi cộng lại, trong 10 tháng qua, có khoảng 19 nghìn doanh nghiệp đã bắt đầu khởi nghiệp hoặc quay trở lại thương trường. Tổng thể lại, cả nước hiện có khoảng 550 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động.

Chuyển động cả hệ thống tư duy

Phát biểu trước Quốc hội sáng 31/10, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng tinh thần doanh nhân sau một giai đoạn trầm lắng đã được xốc lại.

Điều này có được là nhờ sự chia sẻ của cả hệ thống chính trị với cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân trong một giai đoạn đầy khó khăn, thử thách.

Sự quan tâm chia sẻ này thể hiện trong sự chuyển động mạnh mẽ của cả hệ thống tư duy và hệ thống chính sách, với việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo tinh thần tiếp tục cởi trói cho doanh nghiệp, việc đột phá cải cách thủ tục hành chính với Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ theo triết lý “cái gì thế giới làm được, ta cũng có thể làm được”…

“Thủ tướng đã phải vượt tuyến xuống làm việc với tận cấp Tổng cục chỉ đạo để triển khai và ngành Tài chính đã phải “vắt chân lên cổ” thực hiện lộ trình đã được Chính phủ và Thủ tướng ấn định”, ông Lộc ví von và cho rằng sau sự hoài nghi, có phần hoang mang ban đầu, bây giờ thì ngành Tài chính đã có một chương trình hành động “chắc ăn” thực hiện được mục tiêu đề ra.

Ông Lộc đưa ra hàng loạt bằng chứng khẳng định niềm tin thực sự đã được xốc lại. Khảo sát doanh nghiệp của VCCI cho thấy chỉ số niềm tin vào môi trường kinh doanh quý II đã tốt hơn so với quý I vả cả năm 2013. Xu hướng này đang được tiếp tục trong 6 tháng cuối năm. Phần lớn doanh nghiệp cho biết sẽ duy trì hoặc mở rộng quy mô kinh doanh.

Theo ông Lộc, các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, IMF, Diễn đàn Kinh tế Thế giới... đều có chung một nhận định rằng công cuộc cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam đã đi đúng hướng.

Tờ báo điện tử có uy tín ở Nhật Bản The Daily NNA vừa công bố kết quả lần đầu tiên Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc chiếm giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các quốc gia được lựa chọn đặt cơ sở sản xuất ở nước ngoài, qua khảo sát 23.000 doanh nghiệp.

Và mới đây KPMG (công ty kiểm toán hàng đầu thế giới) cũng đưa ra kết quả: Việt Nam đã từ vị trí 12 vươn lên thứ 4 trong các thị trường hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư Mỹ.

Tuy nhiên, ông Lộc nhấn mạnh nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh vẫn thực sự là một thách thức to lớn. “Áp lực hội nhập và cải cách đang rất cấp thiết và mọi nỗ lực cải cách pháp luật cần phải được gia tốc”, “người phát ngôn” của cộng đồng doanh nghiệp nói.

Ông Lộc đề nghị Quốc hội giao nhiệm vụ cho Chính phủ cùng với cộng đồng kinh doanh 6 tháng một lần phải tiến hành tổng rà soát các luật liên quan để đến các kỳ họp tiếp theo trình Quốc hội 1 luật sửa đổi nhiều luật theo trình tự rút gọn.

“Những gì bất hợp lý gây cản trở quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp thì phải sửa ngay, không chờ đợi”, ông Lộc không giấu sự sốt ruột.

Năm 2015 sẽ khác

Bộ KHĐT dự báo cả năm 2014 số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm khoảng 5% so với cả năm 2013, trong khi tổng số vốn sẽ tiếp tục chiều hướng tăng (khoảng 5%). Số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động sẽ tăng khoảng 9%.

Tuy nhiên, tình hình của năm 2015 được dự báo sẽ rất khác, khi những cải cách gần đây của Chính phủ phát huy hiệu quả mạnh mẽ sau thời gian của “độ trễ chính sách” và đặc biệt là việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư với những thay đổi căn bản về quyền tự do kinh doanh…

Bộ này dự báo số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới sẽ tăng 5% và tổng số vốn tăng khoảng 8%. Trong khi, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sẽ có xu hướng giảm so với năm 2014.

Hà Chính

Top