- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Bộ Tài chính gỡ vướng về khai, nộp thuế bảo vệ môi trường
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính nhận được một số vướng mắc về việc khai, nộp thuế bảo vệ môi trường có liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính.
Sau khi có ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có hướng dẫn như sau:
Tại điểm 1.6 và điểm 1.7, khoản 1, Điều 1 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:
"1.6 Dầu nhờn;
1.7. Mỡ nhờn.
Xăng, dầu, mỡ nhờn quy định tại khoản này là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn (sau đây gọi chung là xăng dầu) gốc hóa thạch xuất bán tại Việt Nam, không bao gồm chế phẩm sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật...).
- Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hóa thạch thì chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng dầu gốc hóa thạch".
Tại điểm b1, khoản 4 Điều 15 Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định: Tổ chức khác trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu (trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu) thực hiện kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khi xuất, bán xăng dầu".
Điểm b2, khoản 4, Điều 15 Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định: "Trường hợp xăng dầu nhập khẩu về sử dụng cho mục đích khác không phải để kinh doanh xăng dầu (trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có đăng ký kinh doanh xăng dầu): dầu nhờn, mỡ nhờn được đóng gói riêng khi nhập khẩu kèm với vật tư, phụ tùng cho máy bay hoặc kèm với máy móc thiết bị thì người nộp thuế kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan hải quan".
Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Điều 7 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Điều 3, Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (Nghị định số 83/2014/NĐ-CP thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2014) thì hoạt động kinh doanh, pha chế các loại dầu mỡ nhờn, dầu gốc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
Do vậy, trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư có thể hiện chức năng kinh doanh, pha chế các loại dầu mỡ nhờn, dầu gốc hoặc Giấy đăng ký kinh doanh thể hiện ngành nghề kinh doanh là sản xuất, pha chế các loại dầu nhờn, dầu gốc thì không được coi là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
Việc khai, nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 nêu trên của Bộ Tài chính.
Thanh Thủy
các tin mới nhận

Bổ sung ngành nghề có phải điều chỉnh chứng nhận đăng ký đầu tư?

Điều kiện chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Lưu trữ bình gas lạnh cần tuân thủ quy định nào?

Bộ NN&MT phản hồi đề xuất bỏ quy định khảo nghiệm phân bón

Căn cứ nào để xác định dự án chậm tiến độ?
Tin đọc nhiều