- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Áp dụng '6 từ khóa' trong tái cơ cấu nông nghiệp
(Chinhphu.vn) – Những thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp sẽ được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan áp dụng để xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan - Ảnh: VGP/Đoàn Bắc |
6 từ khóa đó là: “Hợp tác - Liên kết - Thị trường - Giảm chi phí – Tăng chất lượng – Đa dạng hoá sản phẩm”.
Hợp tác là người sản xuất phải hợp tác với nhau. “Không thể để 18,5 triệu hộ nông dân mạnh ai nấy làm, đèn nhà ai nhà nấy sáng. Nếu như vậy sẽ rơi vào cái bẫy gọi là 'giải cứu nông sản'. Khi chúng ta cứ bán cái chúng ta có chứ không phải cái thị trường cần thì vẫn 'sản xuất mù mờ' và sẽ dẫn tới giải cứu nông sản”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Thứ hai, cần phải liên kết chuỗi sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến. Nhưng theo Bộ trưởng, dù sản xuất hay kinh doanh thì phải hiểu tiêu chí thị trường mới là yếu tố quyết định cho sản xuất. Chính vì thiếu liên kết chuỗi nên sản lượng và thị trường không song hành với nhau. Đặc biệt, số lượng nông sản từng thời điểm nếu bị tăng quá cao so với nhu cầu thị trường thì chắc chắn giá sẽ giảm rất sâu, thậm chí không bán được. Không những vậy, thiếu liên kết chuỗi sẽ dẫn tới thiếu niềm tin cho khách hàng. “Nhiều khi chính người Việt còn quay lưng với nông sản nội địa vì không truy xuất được nguồn gốc, người mua cũng lo liệu sản phẩm nông sản này có thuốc trừ sâu hay không”, Bộ trưởng nêu tâm lý chung. Chính vì vậy việc lấy lại niềm tin trên thị trường là rất quan trọng.
Việc giảm chi phí được Tư lệnh ngành nông nghiệp đặt song hành với việc tăng chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. “Hiện tại, chúng ta đang bán thô là chủ yếu, giá trị không cao, tăng chi phí nhiều”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đúc kết.
Cùng với 6 từ khóa, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho biết sẽ có những chính sách để tiếp cận những mô hình nông nghiệp mới như : Nông nghiệp 4.0; nông nghiệp tuần hoàn; nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp trách nhiệm; nông nghiệp cân bằng phát thải…
Đặc biệt, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh xu hướng tiêu dùng xanh sẽ dần dần chi phối thị trường nông sản và thương mại toàn cầu. “Trước người ta chỉ muốn ăn ngon, sau đó phải vừa ngon vừa sạch nhưng bây giờ xu hướng phải là nông nghiệp xanh, có trách nhiệm… Câu chuyện đó sẽ xoay trục tiêu dùng nông sản. Chúng ta không thể lủi thủi làm theo kiểu cũ được”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Về Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết Bộ NN&PTNT đang thực hiện ở giai đoạn cuối cùng là tham vấn các tổ chức quốc tế để hoàn thiện trình Chính phủ vào cuối quý IV năm nay.
Theo Bộ trưởng, đây là một chiến lược dài hạn chứ không chỉ là kế hoạch sản xuất chỉ xây dựng hằng năm hoặc 5 năm một lần.
Đỗ Hương
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều