• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Bộ xin ý kiến, DN kiến nghị bỏ hẳn Thông tư

18/03/2015 2:21 PM

(Chinhphu.vn) - Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cho rằng việc ban hành Thông tư 20/2014 của Bộ KHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng là không cần thiết.

Ảnh minh họa
Được ban hành năm 2014, nhưng ít ngày trước khi chính thức có hiệu lực (ngày 1/9/2014), Thông tư này đã được Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân quyết định tạm dừng thi hành.

Khi đó, nhiều ý kiến doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng một số quy định trong Thông tư là thiếu khả thi, “làm khó” cho doanh nghiệp. Trước những ý kiến tranh cãi, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ KCHN tạm dừng thực hiện Thông tư 20 để nghiên cứu, tiếp thu thêm các ý kiến.

Nay, liên tiếp trong hai ngày 17 và 18/3, Bộ KHCN và VCCI phối hợp tổ chức các hội thảo tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để lấy ý kiến về hướng sửa đổi Thông tư này.

Bất hợp lý và khó khả thi

Nhiều ý kiến cho rằng để Thông tư đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản như tính khoa học, tính khả thi và tránh gây phiền hà, lãng phí cho doanh nghiệp và những tiêu cực phát sinh.

Dự thảo sửa đổi đã nâng thời hạn sử dụng máy móc lên không quá 10 năm, gấp đôi so với Thông tư 20, thế nhưng điều này vẫn không nhận được sự đồng tình từ phía doanh nghiệp. Bởi họ cho rằng, một số loại máy móc, thiết bị, đặc biệt liên quan đến công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số thì niên hạn 10 năm là quá lạc hậu, trong khi những loại máy móc, thiết bị vận hành chủ yếu về cơ, do các nước có trình độ cơ khí chế tạo ở trình độ cao thì 10 hay 20 năm đều rất tốt.

Ông Đỗ Phước Tống, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TP Hồ Chí Minh, bức xúc cho rằng quy định thời gian sử dụng không quá 10 năm là làm khó doanh nghiệp và giết chết ngành cơ khí trong nước. Ông này khẳng định ở Nhật có những nơi vẫn dùng máy móc tuổi đời vài chục năm, thậm chí cả trăm năm.

Về quy định chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80%, theo phân tích của ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam, một thiết bị có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chi tiết. Làm sao có một công thức để đánh giá chính xác hoặc tương đối chính xác chất lượng còn lại của máy móc, thiết bị đó. Việc giám định chất lượng cũng không thể thực hiện bằng quan sát bình thường, mà phải tháo dỡ máy ra để kiểm tra, thậm chí phải cho chạy thử.

Đồng quan điểm trên, ông Trương Quốc Tuấn, Công ty CP máy công cụ và thiết bị T.A.T (đơn vị chuyên xuất nhập khẩu các loại máy móc) cho rằng, việc đánh giá chất lượng còn lại so với “chất lượng ban đầu” mà không có tiêu chuẩn quốc gia sẽ làm mất đi ý nghĩa của việc kiểm soát chất lượng theo tinh thần của dự thảo.

Ông Fred Burke, Trưởng nhóm Công tác Thượng mại và Đầu tư của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cũng cho rằng, không có cơ sở và tiêu chí rõ ràng để đưa ra con số 80%. “Các doanh nghiệp của chúng tôi cho rằng, đây là những con số được đưa ra một cách chủ quan và tùy ý”.

Tốt nhất là bỏ qua?

Không chỉ nêu ra nhiều điểm thiếu hợp lý, khó áp dụng trong thực tế của dự thảo Thông tư 20, nhiều đại biểu còn cho rằng, việc đưa ra một văn bản như Thông tư 20 hoàn toàn không cần thiết. GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thẳng thắn chia sẻ: “Tôi nghĩ nếu không có Thông tư này thì không sao cả nếu như các luật khác đã điều chỉnh về nhập khẩu móc, thiết bị cũ.”

Ông Nguyễn Mại cho rằng Thái Lan là một trường hợp đáng học hỏi, khi nước này không kiểm soát lúc nhập khẩu mà chỉ kiểm soát khi đã đưa vào sử dụng. So sánh trình độ phát triển giữa hai nước, vị GS đặt vấn đề chúng ta hãy "thử suy nghĩ xem việc không có quy định có biến Thái Lan thành một bãi rác công nghệ hay không?”

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, nếu như Việt Nam làm tốt các quy định về an toàn, chất lượng đã có thì có thể kiểm soát tốt máy móc đã qua sử dụng nhập khẩu về Việt Nam chứ không cần đợi Thông tư 20. “Chính vì vậy, chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng, nếu được thì Việt Nam có thể bỏ qua Thông tư 20”, vị này nói.

Ông Nestor Scherbey, Trưởng Ủy ban Hải quan và Thuận lợi hóa Thương mại, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, nhận xét Thông tư nhằm mục đích khuyến khích nhập khẩu máy móc mới, thiết bị và dây chuyền sản xuất mới được chế tạo với công nghệ hiện đại nhất, nhưng những hạn chế mới trong dự thảo có thể đem lại tác dụng ngược so với dự định ban đầu. Với những quy định trong dự thảo đề ra, ông Nestor cho rằng Thông tư này không bao giờ có thể hình thành được và cũng không cần phải có.

Với kinh nghiệm 30 năm làm việc ở khoảng 50 nước, ông Nestor cho biết không có nước nào có quy định như Việt Nam, trừ Trung Quốc. Mục tiêu của Việt Nam là không muốn trở thành bãi rác công nghiệp của thế giới, nhưng quy định của Thông tư không thể đáp ứng. Cách tốt nhất là không sử dụng quy định mà để thị trường tự điều chỉnh.

Ông Nestor đề xuất, thay vì ban hành các biện pháp hạn chế thương mại mới, cách tiếp cận tốt hơn được đề xuất bao gồm hiện đại hóa, tăng cường sự tuân thủ và thực thi của các quy định pháp luật hiện hành từ phía các cơ quan quản lý, thông qua việc liên tục thực hiện các quy chuẩn quốc tế cập nhật nhất và xử lý trực tuyến các thủ tục hành chính. Cách tiếp cận như vậy sẽ phù hợp và giúp thực thi các yêu cầu của các hiệp định thương mại quốc tế và cơ chế một cửa quốc gia của Việt Nam.

Thanh Hằng

Top