- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Cải cách kiểm tra hàng hóa nhập khẩu: Tạo thông thoáng cho doanh nghiệp
(Chinhphu.vn) - Đối với Đề án "Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu", nếu chúng ta làm tốt thì sẽ cải cách rất triệt để, tạo dư địa rất lớn cho tăng trưởng. Đề án sẽ là bước cải cách, tạo sự thông thoáng, minh bạch, cắt giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Gia Huy |
Loại bỏ thủ tục vẫn còn là rào cản
Tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, từ đầu nghiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, với sự quyết tâm của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, cơ quan đã cắt giảm 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; cắt giảm 6.776/9.926 danh mục dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, đây là con số rất lớn và để có kết quả này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đánh giá cao sự quyết tâm của các bộ, cơ quan trong thời gian qua. Tuy nhiên, đến nay, còn 1.501 danh mục dòng hàng đang còn chồng chéo và đang được các bộ, cơ quan đang tiếp thục chỉ đạo cải cách.
Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, dù đã nỗ lực cải cách nhưng thủ tục nhập khẩu hàng hóa vẫn còn rào cản để gia nhập thị trường; làm tăng chi phí, thời gian, tốn kém cho xã hội.
Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì xây dựng đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch...), Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm. Tại buổi họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị Bộ Tài chính và các bộ liên quan cần trao đổi, thảo luận về Đề án, cụ thể cả về tên gọi, phạm vi, mô hình mới trong cải cách kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu...
Theo báo cáo môi trường kinh doanh 2020 do Ngân hàng Thế giới công bố tháng 10/2019, Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam giảm 4 bậc (từ vị trí 100 xuống vị trí 104/190 nước); chỉ số chung về môi trường kinh doanh giảm 1 bậc (từ vị trí 69 lên đến vị trí 70/190 ngước); vẫn đứng thứ 5 trong 10 nước ASEAN.
Do vậy, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, việc cải thiện chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới và chỉ số chung về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia rất cần có các giải pháp cụ thể, đặc biệt là giải pháp cụ thể triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, bên cạnh đó là Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ ban hành tháng 5/2020 có mục tiêu trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành.
"Nếu làm tốt Đề án thì cải cách rất triệt để, tạo dư địa rất lớn cho tăng trưởng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh về tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng về cải cách để tạo dư địa tăng trưởng, xây dựng môi trường cạnh tranh của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Gia Huy |
Ước tính một năm tiết kiệm 881 tỷ đồng cho doanh nghiệp
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, công các kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, chưa tạo được bước chuyển biến mang tính đột phá trong công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm tra chuyên ngành hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vẫn là gánh nặng cho doanh nghiệp, là một trong yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn cấu thành thời gian thông quan hàng hóa mà hiện vẫn chưa được cải thiện đáng kể theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, từ đó dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong trao đổi thương mại qua biên giới.
Mục tiêu của Đề án là cắt giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu.
Đề án gồm 7 nội dung cải cách. Trong đó, cải cách đầu tiên là giao cơ quan hải quan là đầu mối kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Cơ quan hải quan là đầu mối kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.
Theo số liệu ước tính, tỷ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm được theo mô hình mới so với mô hình hiện tại khoảng 54,4% (chưa tính đến việc giảm số lô hàng kiểm tra do Đề án đề xuất tăng đối tượng được miễn kiểm tra).
Tổng số ngày kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm doanh nghiệp tiết kiệm được khi áp dụng mô hình mới so với mô hình hiện tại trong một năm là trên 2,4 triệu ngày. Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong một năm nhờ số ngày cắt giảm là hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD).
Giữ nguyên vai trò quản lý của các bộ chuyên ngành
Ý kiến của các bộ, cơ quan tại buổi làm việc đều đánh giá cao sự chuẩn bị của Bộ Tài chính và cho biết đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng Đề án. Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ NN&PTTN... đều cho biết quan điểm thống nhất của Bộ là thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đơn giản hóa quy trình hàng hóa xuất nhập khẩu.
Ảnh: VGP/Gia Huy |
Bên cạnh đó, đại diện Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính rà soát kỹ, phân tích kỹ cơ sở khoa học, hiện trạng kiểm tra chuyên ngành hiện nay, làm rõ vai trò quản lý kiểm tra chuyên ngành của các bộ, cơ quan và vai trò của Tổng cục Hải quan. Từ đó, đưa ra đề xuất để trình Chính phủ sự cải cách hợp lý.
Đối với một số ý kiến băn khoăn về vai trò của các bộ chuyên ngành khi triển khai Đề án, Tổng cục Hải quan cho biết, trong giai đoạn hiện nay, hải quan chỉ giữ vai trò kiểm tra, chấp nhận chứng nhận, kiểm tra đối chiếu hàng hóa chứ không làm thay các bộ chuyên ngành. Tổng cục Hải quan nêu rõ, theo Đề án thì các bộ, ngành sẽ giữ vai trò như hiện nay và vai trò còn cao hơn khi thực hiện hậu kiểm hàng hóa nhập khẩu.
Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (VPCP), Đề án đã đưa ra những định hướng cải cách theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, giảm phiền hà, phức tạp, chuyển tiền kiểm sang hậu kiểm, tăng thời gian thông quan, giảm phiền hà, cắt giảm chi phí. Vì vậy, ở đây vai trò quản lý nhà nước của các bộ vẫn giữ nguyên.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến của các bộ, cơ quan để hoàn chỉnh, cụ thể hóa trong nội dung trong quá trình xây dựng nghị định sau này. Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính mong muốn tiếp tục được các bộ, cơ quan phối hợp chặt chẽ để xây dựng Đề án chất lượng, bao quát, thể hiện được nội dung cải cách, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, giảm tải khối lượng cho cơ quan quản lý và cả cho doanh nghiệp.
Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đánh giá cao Bộ Tài chính đã chủ trì cùng các cơ quan phối hợp chặt chẽ để xây dựng Đề án. Qua ý kiến của các bộ, cơ quan, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện Đề án.
VPCP sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính để hoàn thiện nội dung Đề án. Trên cơ sở các ý kiến của các bộ, cơ quan, những nội dung đã làm tốt thì đánh giá lại để nội dung cải cách trong Đề án được nêu rõ ràng hơn và dứt khoát không để phát sinh thủ tục. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị Bộ Tài chính hoàn thiện Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị các bộ, cơ quan tiếp tục rà soát quy trình cải cách TTHC, cắt giảm những vấn đề phát sinh chi phí cho doanh nghiệp, người dân, những vấn đề gây tốn kém cho xã hội.
Gia Huy
các tin mới nhận
Du lịch Việt Nam có 6 chỉ số trụ cột vào nhóm dẫn đầu thế giới
Phát triển logistics để khơi thông 'dòng chảy' nông sản vùng ĐBSCL
Chi phí logistics ‘thách thức’ xuất nhập khẩu
Bước đầu hình thành hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ
Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia, tạo hiệu ứng lan toả cho nền kinh tế
Tin đọc nhiều