• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Cấm dùng tên danh nhân: Cục đăng ký kinh doanh nói gì?

07/11/2014 11:04 AM

(Chinhphu.vn) - Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng với quy định mới, “vùng cấm” trong đặt tên DN đã lớn hơn, khó xác định hơn, trong khi các quy định hiện hành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu pháp lý...

Ông Bùi Anh Tuấn-Ảnh ANTV
Trả lời phỏng vấn của Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia về quy định "không được sử dụng tên danh nhân" trong Thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL về đặt tên doanh nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KHĐT) Bùi Anh Tuấn phân tích về cơ sở pháp lý, tính cần thiết và tính khả thi của Thông tư này:

- Về cơ sở pháp lý, Thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL của Bộ VHTTDL được xây dựng căn cứ trên quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, theo nội dung nêu tại Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với DN sau đăng ký thành lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 11/4/2012, Bộ VHTTDL có trách nhiệm chủ trì, nghiên cứu, xây dựng Thông tư hướng dẫn về việc đặt tên DNkhông vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và việc sử dụng tên danh nhân trong đặt tên doanh nghiệp. Như vậy, việc xây dựng Thông tư số 10/2014/TT-BVNTTDL là có cơ sở pháp lý, chứ không phải Bộ VHTTDL tự nghĩ ra.

Về tính cần thiết: Như đã nói ở trên, quy định của Thông tư về việc đặt tên DNđược xây dựng trên cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 32 Luật DNvà Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, theo đó DNkhông được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Đây là quy định đã được triển khai thực hiện từ năm 2010 khi Nghị định 43 bắt đầu có hiệu lực. Trên thực tế, các Phòng ĐKKD địa phương đã hỗ trợ, tư vấn cho nhiều DNvề việc đặt tên cho phù hợp với quy định này. Về ý nghĩa xã hội, mục tiêu khi đưa quy định này vào Luật DN và Nghị định 43 nhằm góp phần đề cao ý thức về văn hóa, đạo đức và truyền thống của dân tộc trong việc đặt tên doanh nghiệp, hạn chế việc đặt tên DN có ý nghĩa phản cảm, tiêu cực, không phù hợp với những giá trị văn hóa của người Á Đông. Cho đến nay, sau hơn bốn năm triển khai, người thành lập DN đã có ý thức hơn trong việc lựa chọn tên danh nghiệp để vừa đảm bảo nhu cầu quảng bá, giao thương, vừa không vi phạm quy định pháp lý.

Tuy nhiên, các quy định này, đặc biệt là quy định không sử dụng tên danh nhân trong đặt tên DNcũng đã tạo nên những phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội. Trong thời gian sắp tới, khi xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, vấn đề này sẽ được nghiên cứu, tham vấn rộng rãi để sửa đổi cho phù hợp.

Về tính khả thi: Tuy Thông tư số 10 có cơ sở pháp lý và ý nghĩa xã hội nhất định, nhưng một số quy định chưa đầy đủ, rõ ràng sẽ gây khó khăn không nhỏ cho cơ quan triển khai thực hiện, mà cụ thể là cơ quan đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố, cũng như khó khăn cho người thành lập DNtrong quá trình lựa chọn tên DN. Đối với doanh nghiệp, việc xác định tên DNmình lựa chọn có trùng với tên danh nhân, tên địa danh trong thời kỳ bị xâm lược, tên nhân vật lịch sử phản diện, v.v… như quy định tại Thông tư là rất khó do thiếu quy định cụ thể thế nào là danh nhân, đâu là những tên danh nhân, địa danh, tên người không được đặt,... Trong nhiều trường hợp, bản thân cơ quan văn hóa cũng không có cơ sở cụ thể để xác định điều này. Do vậy, quy định tại Thông tư 10 có thể gây khó khăn hơn cho DNkhi lựa chọn tên do “vùng cấm” trong đặt tên DN đã lớn hơn, khó xác định hơn.

- Theo ông, các cơ quan đăng ký kinh doanh có thể sẽ gặp những khó khăn như thế nào nếu quy định này được thực thi, khi chưa có danh sách danh nhân cũng như tiêu chí cụ thể để xác định thế nào là danh nhân?

Ông Bùi Anh Tuấn: Tương tự như vướng mắc đối với DN, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gặp phải một số vướng mắc như sau khi thực hiện quy định tại Thông tư số 10 :

Thứ nhất, thiếu cơ sở để xác định những tên vi phạm quy định của Thông tư do không có định nghĩa đâu là danh nhân, địa danh không được đặt, không có danh sách cụ thể cho DN cũng như cho cơ quan ĐKKD để thực hiện. Chính vì thiếu cơ sở xác định tên vi phạm nên việc cơ quan ĐKKD cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận ĐKDN cho DN rõ ràng sẽ mang nặng tính chất cảm tính và đôi khi khó thuyết phục.

Thứ hai, quy định tại Thông tư khó áp dụng ngay vào thực tế do không làm rõ cơ quan nào có thẩm quyền xác định tên phản cảm, tên vi phạm văn hóa, đạo đức, tên ám chỉ sự xúc phạm, phân biệt, kỳ thị, v.v… Trên thực tế, không thể đòi hỏi cán bộ cơ quan đăng ký kinh doanh có khả năng xác định liệu tên DN có vi phạm quy định hay không mà cơ quan ĐKKD chỉ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và ghi nhận các thông tin do DN cung cấp. Việc xác định tên DN có thuộc vùng cấm hay không cần sự phối hợp của cơ quan văn hóa.

Thứ ba, không có quy định về cơ chế phối hợp giữa hai cơ quan là ĐKKD và cơ quan VHTTDL địa phương. Đây là hạn chế của Thông tư có thể gây khó khăn cho cơ quan ĐKKD khi thực hiện.   

- Luật DN hiện hành cũng như dự thảo Luật DN sửa đổi đã có quy định về các nguyên tắc đặt tên doanh nghiệp, các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, đồng thời ghi rõ: Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng về tên đăng ký của doanh nghiệp. Liệu có mâu thuẫn nào giữa quy định này của Luật và Thông tư mới mà Bộ VHTTDL vừa ban hành?

Ông Bùi Anh Tuấn: Về mặt pháp lý cũng như về mặt triển khai thực tiễn thì không có mâu thuẫn nào giữa quy định tại Luật DN và quy định tại Thông tư số 10. Trước khi Thông tư số 10 ra đời, việc thực hiện đặt tên DN đã được triển khai theo quy định tại Luật DN và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP trong đó có quy định “Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng”. Đây là quy định phù hợp với thông lệ quốc tế về đăng ký DN và các quy định của luật pháp Việt Nam.

Trường hợp cơ quan ĐKKD cần lấy ý kiến của Sở VHTTDL địa phương, thì ý kiến của Sở VHTTDL sẽ là thông tin tham khảo quan trọng để cơ quan ĐKKD đưa ra quyết định đồng ý hay không đồng ý đề xuất đặt tên của doanh nghiệp.

- Có ý kiến cho rằng không nên áp dụng văn bản này trong toàn bộ hệ thống đăng ký kinh doanh. Quan điểm của Bộ KHĐT (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh) như thế nào và theo ông, các cơ quan liên quan có nên bãi bỏ hoặc sửa đổi Thông tư này, đồng thời kiến nghị sửa đổi các quy định bất hợp lý có liên quan trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hay không, theo tinh thần "quản lý nhà nước phải tạo thuận lợi cho DN" như Thủ tướng đã nhiều lần khẳng định?

Ông Bùi Anh Tuấn: Việc xây dựng Thông tư quy định về đặt tên DN với mong muốn cụ thể hóa các nội hàm liên quan đến truyền thống, lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong việc đặt tên DN là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, xây dựng các quy định tại Thông tư số 10 chưa thực sự phù hợp và thiếu tiêu chí cụ thể sẽ gây những khó khăn không nhỏ trong quá trình triển khai.

Mặt khác, cũng cần hiểu rằng việc đề ra và làm rõ các tiêu chí về văn hóa, đạo đức, truyền thống trong đặt tên DN là một việc rất khó và gần như không có quốc gia nào cụ thể hóa được. Chính vì vậy nên, như tôi đã nói ở trên, Luật DN và Nghị định 43 mới giao cho cơ quan ĐKKD có quyền quyết định về tên DN và quyết định của cơ quan ĐKKD là quyết định cuối cùng.

Việc thực hiện quy định về đặt tên DN theo Nghị định 43 đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu pháp lý của Luật DN và hài hòa nhu cầu lựa chọn tên của DN. Nhiều cơ quan ĐKKD đã không còn gặp vướng mắc trong quá trình xem xét, chấp thuận tên đề xuất của DN. Như vậy, có thể nói DN hoàn toàn có ý thức rõ đối với việc lựa chọn tên phù hợp để việc đặt tên không còn là trở ngại hoặc làm chậm thời gian thành lập DN.

Như vậy, với việc làm rộng "vùng cấm" trong đặt tên DN thì vấn đề lớn nhất hiện nay đó là tác động của Thông tư đối với cộng đồng DN khi đưa vào thực tế là như thế nào? Có thể nói, cơ quan soạn thảo đã chưa có sự đánh giá khách quan và sát thực nhất về những tác động của quy định trong Thông tư. Trong bối cảnh Chính phủ đang rất nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thì việc đưa ra các quy định về thành lập DN càng phải thận trọng, phải đề cao lợi ích và giảm gánh nặng triển khai thực hiện cho người dân và cộng đồng DN. Do đó, cần sớm đánh giá khách quan các tác động của Thông tư, làm rõ các vướng mắc, bất cập trong quy định để từ đó có những khuyến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Xin trân trọng cám ơn ông!

Thành Đạt (thực hiện)
Top