- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Cần giải pháp cấp bách hạn chế lao động bị thiếu hụt
(Chinhphu.vn) – Đợt bùng phát dịch lần thứ 4, người lao động đã và đang trở về các tỉnh. Điều này gây thiếu hụt nguồn cung lao động cho các tỉnh/ khu công nghiệp khi chúng ta từng bước mở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh để không đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng của doanh nghiệp.
TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội. |
Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Khóa 14 xung quanh những giải pháp cho vấn đề này trong thời gian tới.
Các địa phương cần chuẩn bị phương án hỗ trợ người lao động quay lại làm việc
TS Bùi Sỹ Lợi phân tích, khi đại dịch diễn biến ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp buộc phải sa thải hoặc để người lao động tạm dừng việc, một lượng lớn những người lao động này đã di chuyển ra khỏi khu vực thành thị, khu công nghiệp, khu chế xuất do sức ép về chi phí sinh hoạt, cũng như nhằm tránh các khu vực có đông dân cư với nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Điều này sẽ gây thiếu hụt nguồn cung lao động cho các doanh nghiệp khi chúng ta từng bước mở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh để không xảy ra đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường lao động. Do người lao động đang đứng trước hai cú sốc nặng nề do vừa trải qua giãn cách, bức xúc không có việc làm, thu nhập, đời sống khó khăn và tâm lý e ngại, sợ dịch bệnh không sẵn sàng quay trở lại nơi làm việc ngay sau khi dịch được kiểm soát sẽ kéo theo nguy cơ thiếu hụt lao động ở thành thị và các khu công nghiệp, khu chế xuất khi phục hồi sản xuất.
Đề cập đến giải pháp đặt ra hiện nay với doanh nghiệp, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cơ sở vật chất và làm sạch môi trường, khử khuẩn và chuẩn bị điều kiện làm việc an toàn trong điều kiện chung sống an toàn với COVID-19, tức là kiểm soát dịch chứ không để dịch kiểm soát chúng ta, đảm bảo cho người lao động tiêm đủ liều vaccine. Đồng thời, doanh nghiệp phải có các chính sách thu hút người lao động như là: miễn hoặc giảm chi phí tuyển dụng, đào tạo tay nghề hoặc đào tạo lại cho người lao động, chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, chính sách hỗ trợ nhà ở, điện nước, giữ trẻ và phương tiện đi lại bảo đảm an toàn phòng dịch. Đây là các biện pháp tích cực thu hút lao động nhưng doanh nghiệp phải tăng chi phí, giảm lợi nhuận, thậm chí còn chịu lỗ để bảo đảm duy trì sản xuất, khoan sức lao động chuẩn bị cho sự phuc hồi, ổn định và tăng tốc phát triển trong tương lai. Đây có thể như là giải pháp đi trước đón đầu, cho phát triển.
Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, đối với những người lao động phải di chuyển để tìm việc, động lực lớn nhất để họ quay trở lại nơi làm việc là khả năng tìm được công việc bằng/ hoặc tốt hơn công việc cũ trong môi trường an toàn. Song song với những động thái quyết liệt về kiểm soát dịch bệnh, nhanh chóng đưa cuộc sống ở các vùng bị ảnh hưởng trở lại bình thường sớm nhất, ngay từ bây giờ, các địa phương cần chuẩn bị các phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc, bao gồm không chỉ nỗ lực kết nối cung - cầu lao động như đã nêu ở trên, mà còn là việc kiến tạo các động lực về cơ hội, hỗ trợ tài chính hoặc ít nhất là hỗ trợ chi phí di chuyển, ổn định cuộc sống tại các địa bàn có nhu cầu lao động lớn, tạo sinh kế cho người lao động tìm việc làm, tăng thu nhập bảo đảm cuộc sống, cũng như một số các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe phù hợp, giúp tạo tâm lý yên tâm quay trở lại làm việc cho người lao động.
Cùng với đó là những chính sách, khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp, các nhà máy chế biến, cơ sở sản xuất áp dụng các biện pháp cần thiết để tái sử dụng lại những lao động đã bị dừng/ nghỉ việc do dịch bệnh thông qua các ưu đãi về thuế, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay để phục hồi sản xuất kinh doanh khi thị trường lao động sôi nổi trở lại, vì vậy, khả năng kết nối cung - cầu lao động của thị trường sẽ tiếp tục là vấn đề cần phải đặt ra hàng đầu cho các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cả người lao động; vấn đề cốt lõi là bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
Khuyến khích người lao động tham gia đào tạo, đào tạo lại
Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, một trong những giải pháp tốt nhất là các chính sách khuyến khích người lao động tham gia đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp. Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg được ban hành đầu tháng 7 vừa qua; đặc biệt là Nghị quyết 116/NQ-CP và Quyết định 28/2021/QĐ-CP, của Chính phủ đã rất quan tâm chú trọng vấn đề đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, tháo gỡ rào cản và tạo cơ chế thông thoáng tối đa trong khuôn khổ pháp lý hiện hành để doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo, đào lại cho người lao động sử dụng nguồn kinh phí bảo hiểm thất nghiệp và việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một bước đi đúng đắn của Chính phủ về mặt chủ trương, chính sách, và cần được khẩn trương triển khai vào cuộc sống một cách nhanh nhất.
Là chuyên gia trong lĩnh vực lao động việc làm, TS. Bùi Sỹ Lợi nhìn nhận, nếu chính quyền các địa phương và doanh nghiệp thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, nhất là việc chủ động xây dựng các kịch bản, dự báo trong cả dài hạn và ngằn hạn thì đó sẽ là cơ hội vừa để ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh vừa thúc đẩy phục hồi kinh tế, tạo việc làm. Khắc phục những vấn đề tồn tại tiềm ẩn mang tính dài hạn ở cả phía cung lẫn phía cầu lao động, đặc biệt những tác động do dịch bệnh gây ra như hiện nay.
“Để phục hồi và phát triển kinh tế, những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường lao động cần được theo dõi, đánh giá và có phương án xử lý thấu đáo, bảo đảm cơ sở vững chắc để nhanh chóng đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất ngay khi dịch được khống chế. Ngoài những chính sách đã ban hành đang được thúc đẩy triển khai thực hiện, đặc biệt là quyết tâm của Chính phủ thực hiện 3 trụ cột: y tế, kinh tế và xã hội, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hút nguồn lực tập trung bao phủ tiêm vaccine cho toàn dân và các giải pháp tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong giai đoạn khôi phục phát triển”, TS. Bùi Sỹ Lợi kiến nghị.
Lê Sơn (thực hiện)
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều