• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Cân nhắc đề xuất giảm giờ làm còn 44 giờ mỗi tuần

17/09/2019 8:23 AM

(Chinhphu.vn) – Vẫn còn những ý kiến khác nhau về đề xuất giảm thời gian làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, cho thấy dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) phải cân nhắc, đảm bảo tổng hòa lợi ích các bên là quốc gia, doanh nghiệp và người lao động.

Các đại biểu tại cuộc làm việc.

Đây là mong muốn của đại diện các hiệp hội dệt may, da giày, túi xách, thủy sản, điện tử... tại cuộc làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về góp ý cho Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) tổ chức tại Hà Nội chiều 16/9.

Nêu ý kiến tại cuộc làm việc, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam, cho biết, ngành da giày đang sử dụng 1,5 triệu lao động và việc tuyển dụng lao động đang gặp nhiều khó khăn. Nếu giảm giờ làm việc, doanh nghiệp phải tuyển dụng thêm lao động hoặc đầu tư vào máy móc, làm tăng thêm chi phí. 

Đứng ở góc độ lợi ích cho ba vị trí là doanh nghiệp, người lao động và quốc gia thì mức giảm thời gian làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần như Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đưa ra nên được cân nhắc, bởi với người lao động thì chỉ được nghỉ thêm một ít thời gian, còn với doanh nghiệp việc giảm 4 giờ làm đồng nghĩa phải tuyển thêm 10% lao động.

“Giảm giờ làm thì gánh nặng cho doanh nghiệp tăng do phải tăng thêm người lao động để bù vào sự thiếu hụt. Doanh số của doanh nghiệp vì thế cũng sẽ giảm khoảng 9%, kéo theo là kim ngạch xuất khẩu giảm. Nguy hiểm nhất là việc thu hút vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực có lợi thế xuất khẩu là dệt may, da giày sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài cân nhắc, từ đó tác động đến lợi ích quốc gia. Lợi ích của người lao động là chính đáng, cần xem xét. Tuy nhiên, cần phải có lộ trình và lộ trình đó sẽ giúp cho tất cả các bên tận dụng được tối đa các cơ hội”, bà Phan Thị Thanh Xuân phân tích.

Chỉ ra vấn đề chưa phù hợp với thực tế của Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng dự án Luật cần lưu ý tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp. So với 15 quốc gia có cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam về xuất khẩu thì Việt Nam đang yếu thế hơn. Trong khi đó, những đề xuất tại Dự thảo lại chưa phù hợp như giảm giờ làm từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần; trần quy định giờ làm thêm không quá 400 giờ/năm, đặc biệt tiền lương giờ làm thêm được tính theo lương lũy tiến.

“Thủ tướng luôn nhắc, đất nước này muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thì phải tăng trưởng trên 7% GDP. Các quốc gia là con rồng châu Á đã làm việc cật lực không kể thời gian. Do đó, ở thời điểm này đất nước này đang dấn lên để tăng trưởng GDP thì không thể giảm 4 giờ làm/tuần”, ông Vũ Tiến Lộc nói.

Bà Trần Thị Lan Anh, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động (VCCI) cho biết, qua tham khảo pháp luật của các nước có thể thấy quy định thời giờ làm việc trong khoảng 40-44 giờ mỗi tuần đa phần đều thuộc về các quốc gia phát triển. Còn tiêu chuẩn về thời giờ làm việc trong tuần của các quốc gia đang phát triển và đang cạnh tranh lao động gay gắt với Việt Nam như Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia, Philippines, Lào... đều là 48 giờ mỗi tuần. 

Kết quả nghiên cứu về thời gian làm việc của 18 quốc gia gồm các nước tại ASEAN và một số nước thuộc khu vực châu Á có điều kiện tương tự Việt Nam cho thấy, có 6 nước quy định dưới 48 giờ/tuần, một nước trên 48 giờ là Hàn Quốc (52 giờ), 11 nước có thời giờ làm việc là 48 giờ mỗi tuần.

Bà Lan Anh cho rằng, với quy định thời gian làm việc tiêu chuẩn 48 giờ như hiện nay, doanh nghiệp vẫn phải tổ chức làm thêm giờ mới có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do vậy, nếu thời gian làm việc bị cắt giảm thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, gây mất niềm tin nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam. 

Bà Đào Thị Thu Huyền, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, hiện nay doanh nghiệp đang rất khó tuyển lao động, trong khi tiền lương từ 2011 đến nay đã tăng gấp 3 lần. Việt Nam không còn lợi thế nhân công giá rẻ, chỉ còn lợi thế về nhân công chăm chỉ, cần cù, có tay nghề... Nếu rút thời gian làm việc chỉ còn 44 giờ mỗi tuần, các đơn hàng có thể chuyển sang các nước khác.

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chỉ rõ: Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) là một bộ luật gốc liên quan tổng thể các vấn đề về việc làm, an sinh xã hội. Đây cũng là bộ luật có phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng. Bộ luật kỳ này có tác động sâu rộng qua nhiều vấn đề sửa đổi, nhiều vấn mới được đưa vào luật đáp ứng hội nhập và các cam kết quốc tế; đồng thời cũng để thực hiện lộ trình nhằm đảm bảo chủ trương Việt Nam phát triển nhanh, bền vững.

“Chúng ta không có phương án tối ưu thì phải tìm phương án phù hợp nhất. Quan điểm của Ban soạn thảo là làm sao để tìm ra tiếng nói chung, bộ luật này phải là bộ luật tiến bộ, hài hòa vì người lao động nhưng phải quan tâm tới sự phát triển của đất nước, quan tâm tới doanh nhân, doanh nghiệp. Ban soạn thảo sẽ lựa chọn những nội dung hợp lý để tiếp thu trong dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 20/9 trước khi trình ra Quốc hội vào tháng 10 tới”, ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Trước đó, tại cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang ngày 11/9, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu của công nhân khai thác than trong hầm lò như quy định hiện hành, tuy nhiên, không giảm thời giờ làm việc tiêu chuẩn (không quá 44 giờ trong một tuần) mà giữ nguyên không quá 48 giờ như hiện nay.  

Theo ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch TKV, đặc thù của ngành than phải sản xuất 3 ca liên tục trong ngày để đảm bảo sản xuất thông suốt, đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động nên không thể áp dụng giảm giờ làm cho toàn bộ doanh nghiệp mà chỉ có thể áp dụng cho một số đối tượng thuộc bộ phận gián tiếp. Nếu giảm giờ làm việc, Tập đoàn sẽ cần tuyển dụng bù đắp số lượng lao động lớn trong khi tình hình tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, dù đơn vị đã tuyển dụng lao động tại các tỉnh xa, dân tộc thiểu số song vẫn không đủ bù đắp số thợ lò nghỉ việc, bỏ việc…

Chia sẻ với khó khăn trong việc tuyển dụng thợ lò, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang băn khoăn với đề xuất của ngành than về việc không giảm giờ làm, bởi giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của thế giới. Giảm giờ làm để người lao động có điều kiện chăm sóc gia đình, tham gia các hoạt động khác của xã hội. Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những năm qua, ngành than có nhiều cải cách khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động nên ngành than có nhiều điều kiện giảm giờ làm cho người lao động. 

Báo Lao động mới đây cũng cho biết, theo kết quả khảo sát của trang facebook Công đoàn Việt Nam, có tới 82% ý kiến chọn phương án giờ làm việc không quá 44 giờ/tuần (làm việc 5,5 ngày/tuần,  nghỉ 1,5 ngày/tuần), chỉ có 18% lượt bình chọn chọn phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành.

Thu Hà

Top