• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Cấp phép lưu hành phân bón: Vẫn vướng giấy phép con?

21/04/2017 7:02 AM

(Chinhphu.vn) - Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Chung Thành Tiến (TP.HCM) phản ánh một số bất cập về việc xin phép lưu hành sản phẩm phân bón trung vi lượng và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ vướng mắc.

Theo phản ánh, doanh nghiệp của ông Chung Thành Tiến đã nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất thành công các sản phẩm phân bón trung vi lượng có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, thân thiện môi trường theo công nghệ nano phục vụ cho nông nghiệp, được người dân trực tiếp sử dụng đánh giá rất cao.

Doanh nghiệp dự kiến triển khai việc sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi thực hiện các thủ tục xin phép lưu hành sản phẩm doanh nghiệp của ông Tiến đã gặp khó khăn, khó có thể đáp ứng các yêu cầu của Bộ Công Thương.

Cụ thể, theo yêu cầu, sản phẩm phân bón muốn đưa được ra thị trường phải đăng ký hợp quy và muốn được hợp quy thì phải có giấy phép sản xuất.

Nhưng muốn có giấy phép sản xuất phải có nhà xưởng, máy móc, thiết bị, đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy... và muốn nhà xưởng đáp ứng yêu cầu này thì doanh nghiệp phải đầu tư kinh phí lớn trong khi sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường, chưa đánh giá sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không.

Trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên thì doanh nghiệp phải chuyển hướng sang thuê gia công. Nhưng chuyển sang hướng này, doanh nghiệp ông sẽ tiếp tục gặp vướng bởi phải xin giấy phép được gia công thì các đơn vị nhận gia công mới ký hợp đồng, mặc dù ông Tiến đã tìm hiểu và không thấy có văn bản quy định việc phải xin giấy phép này.

Đồng thời, hiện nay Cục Hóa chất của Bộ Công Thương không cấp giấy phép gia công với lý do đang chuyển giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc này khiến doanh nghiệp lúng túng, không biết phải chờ đến khi nào.

Bên cạnh đó, theo ông Tiến, bất cập nữa trong việc phải thuê gia công đó là doanh nghiệp phải cung cấp toàn bộ bí quyết, công nghệ sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp nghiên cứu cho phía nhận gia công.

Ông Tiến mong muốn Chính phủ xem xét, có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp trong nước phát triển.

Tiếp nhận kiến nghị này của doanh nghiệp ông Chung Thành Tiến, ngày 19/4/2017, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 3978/VPCP-ĐMDN chuyển đến Bộ Công Thương xem xét, xử lý và trả lời doanh nghiệp, gửi Văn phòng Chính phủ để công khai trên Cổng TTĐT Chính phủ trước ngày 10/5/2017.

Thanh Thủy

Top