- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Châu Âu chấm dứt điều tra sợi VN
(Chinhphu.vn) - Ủy ban châu Âu (EC) đã chấm dứt điều tra chống trợ cấp đối với sợi Việt Nam. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho việc xuất khẩu sợi của Việt Nam vào thị trường châu Âu trong năm tới.
Liên quan đến vụ việc, ngày 19/12/2013, Hiệp hội Sợi nhân tạo châu Âu (CIFRS) đã nộp đơn yêu cầu EC mở cuộc điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm sợi polyester tổng hợp (PSF) chưa chải thô, kéo sợi hay chế biến để đánh sợi có mã CN 5503 20 00 nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam (sản phẩm này hiện đang chịu mức thuế nhập khẩu vào EU là 4%). Giai đoạn điều tra từ 1/10/2012 đến 30/9/2013.
Các chương trình, chính sách của Việt Nam bị điều tra, gồm: Các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp và bảo lãnh vay; chính sách ưu đãi cho DN trong KCN và khu công nghệ cao; các chính sách ưu đãi đầu tư cho DN; ưu đãi về thuế; ưu đãi về quyền sử dụng đất; ưu đãi khác (cung cấp nguyên vật liệu thô cho các doanh nghiệp PSF thấp hơn giá trị thông thường; khấu hao nhanh,…).
Trước thông tin này, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương nghiên cứu trả lời Bản câu hỏi điều tra của EC.
Trên cơ sở các nội dung trả lời của Chính phủ Việt Nam, EC đã tiến hành thẩm tra các cơ quan Trung ương cũng như các cơ quan địa phương ở Việt Nam.
Sau khi thu thập thông tin từ bản trả lời các câu hỏi, đồng thời tiến hành thẩm tra tại chỗ và sau khi tính toán, EC xác định biên độ trợ cấp của Việt Nam thấp hơn 2% (chỉ ở mức 1,25%).
Theo quy định của WTO và EC, một vụ việc điều tra chống trợ cấp áp dụng với sản phẩm có xuất xứ từ một nước đang phát triển phải được chấm dứt nếu cơ quan có thẩm quyền liên quan xác định được biên độ trợ cấp cho sản phẩm đó không vượt quá 2% (mức tối thiểu).
Vì vậy, ngày 16/12, EC đã ra kết luận cuối cùng chấm dứt điều tra.
Việc EC chấm dứt vụ việc điều tra là kết quả tích cực và thành công đối với Chính phủ và DN Việt Nam; phản ánh nỗ lực, sự hợp tác đầy đủ và thiện chí của các cơ quan Chính phủ Việt Nam và DN trong gần 1 năm tham gia kháng kiện (bao gồm việc trả lời các bản câu hỏi điều tra, chuẩn bị các tài liệu chứng minh và tham gia quá trình thẩm tra của EC tại Việt Nam).
Đây là vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên của EC đối với Việt Nam nên kết quả cuối cùng nêu trên đặc biệt có ý nghĩa, tạo tiền lệ tích cực cho Việt Nam trong các vụ việc tương lai. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu sợi của Việt Nam vào thị trường EU trong năm 2015 sẽ có nhiều thuận lợi.
Thanh Hằng
các tin mới nhận

Nhiều kết quả tích cực trong công tác thu thuế hoạt động thương mại điện tử

Nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng

Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu

TOP 10 tỉnh, thành dẫn đầu về năng lực thực thi FTA
Tin đọc nhiều