• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Chỉ số môi trường kinh doanh Việt Nam: Phải chờ 2016

31/10/2014 9:43 AM

(Chinhphu.vn) – Phải đến năm 2016, những cải cách gần đây của Việt Nam mới được ghi nhận trong báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

Bà Nguyễn Minh Thảo - Ảnh: VGP/Nguyễn Thắng

Ngày 29/10, Ngân hàng Thế giới đã chính thức phát hành báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh (Doing Bussiness) lần thứ 12, đo lường mức độ thuận lợi trong kinh doanh của 189 quốc gia, nền kinh tế trên toàn thế giới. 

Theo đó, Việt Nam xếp thứ 78 về môi trường kinh doanh năm 2015, tụt 6 bậc so với vị trí năm 2014, mặc dù Việt Nam đã căn cứ vào chính báo cáo này để tiến hành nhiều cải cách.

Lý giải điều này, bà Nguyễn Minh Thảo, Phó Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng báo cáo của WB có độ trễ hai năm so với những cải cách của Việt Nam. WB lấy dữ liệu của nước ta từ năm 2013 đến đầu năm 2014 để tính toán các chỉ số.

Trong khi đó, những cải cách rất mạnh mẽ của Việt Nam bắt đầu từ giữa năm 2014. Trong lĩnh vực thuế, đến cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Tài chính mới sửa cùng lúc 7 thông tư. Ở cấp cao hơn, Chính phủ vừa sửa cùng lúc 4 nghị định liên quan trong tháng 10 này và sẽ trình Quốc hội sửa hàng loạt luật thuế tại kỳ họp đang diễn ra.

Bởi thế, những cải cách này - mà theo tính toán của Việt Nam sẽ giúp giảm hàng trăm giờ nộp thuế mỗi năm cho doanh nghiệp - chưa được ghi nhận trong báo cáo vừa qua của WB. Bà Thảo nhận định phải đến năm 2016 thì những cải cách của Việt Nam mới được ghi nhận.

Cũng theo bà Thảo, WB không chỉ dựa vào nội dung của những chính sách mà con dựa vào hiệu quả thực hiện những chính sách để  đánh giá. Thực tế ở nước ta, nhiều khi cấp dưới thực thi các cải cách chính sách chưa tốt. Đây cũng là một lý do khiến thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam chậm được cải thiện.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước ở khu vực Đông Á rất coi trọng báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh của WB làm tham chiếu để thực hiện cải cách. “Một số nước trong khu vực, nhất là khu vực Đông Á đã thực hiện cải cách rất nhanh và rất hiệu quả. Trong khi, so với các nước này, cải cách ở Việt Nam vẫn còn chưa đủ độ mạnh để tạo ra sự thay đổi rõ rệt”, bà Thảo nói.

Trước sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần phải tiếp tục rà soát, cải cách chính sách một cách nhanh hơn và quyết liệt hơn phù hợp với thông lệ thế giới.

Một điểm trong cải cách thể chế được bà Thảo lưu ý là ở nước ta còn có sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ của các bộ ngành trong quản lý doanh nghiệp, chưa có sự liên thông, dẫn đến nhiều bất cập, khó khăn cho doanh nghiệp.

“Chính điều này đã làm việc cải cách chính sách trở nên phức tạp. Còn các doanh nghiệp thay vì một đầu mối, họ phải lo rất nhiều cửa”, bà Thảo chia sẻ.

Nguyễn Thắng

Top