• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng 32 bậc

02/11/2017 9:59 AM

(Chinhphu.vn) – Theo kết quả đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số Tiếp cận điện năng năm 2017 của Việt Nam đạt 78,69/100 điểm, tăng 32 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đứng ở vị trí 64/190 quốc gia/nền kinh tế. Đây là mức cải thiện thứ bậc xếp hạng cao nhất từ năm 2013 đến nay.

Nhóm nghiên cứu Doing Business của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) đã công bố kết quả đánh giá các chỉ số năng lực cạnh tranh của 190 nền kinh tế trên thế giới (báo cáo Doing Business 2018), trong đó có kết quả đánh giá về chỉ số Tiếp cận điện năng.

Theo kết quả đánh giá, chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam đạt 78,69/100 điểm, tăng 32 bậc so với xếp hạng năm trước 6 và đứng ở vị trí 64/190 quốc gia, nền kinh tế. Đây là mức cải thiện thứ bậc xếp hạng cao nhất từ năm 2013 đến nay.

Việt Nam cũng là nền kinh tế có chỉ số Tiếp cận điện năng cải thiện vị trí nhiều nhất trong khu vực ASEAN. Với kết quả đánh giá này, chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam đã đạt và vượt so với yêu cầu về thứ hạng tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ về Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 (trong đó mục tiêu về chỉ số Tiếp cận điện năng năm 2017 là thứ hạng 70).

Chỉ số Tiếp cận điện năng là 1 trong 5 chỉ số được Doing Business đánh giá có thay đổi tích cực giúp cho chỉ số đánh giá chung của nền kinh tế Việt Nam tăng 14 bậc về môi trường kinh doanh so với năm 2016. Với mức tăng là 6,46 điểm so với 2016, Tiếp cận điện năng là chỉ số xếp thứ nhì trong các chỉ số có mức độ cải thiện xếp hạng tốt nhất (chỉ sau chỉ số về Nộp thuế) so với nhiều chỉ số khác như báo cáo đánh giá.

Xét riêng về số thủ tục và thời gian thực hiện trong phạm vi công việc của ngành Điện lực thì Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực, chỉ xếp sau Brunei.

Đây là năm thứ 4 liên tiếp chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam được cải thiện về vị trí, và là năm thứ 2 được Doing Business ghi nhận có các cải cách lớn. Sau 4 năm (từ năm 2013 đến 2017) thực hiện cải cách và kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp trong vấn đề Tiếp cận điện năng, Việt Nam đã từng bước cải thiện xếp hạng qua từng năm, tăng 92 bậc từ vị trí 156 (năm 2013) về vị trí 64 (năm 2017).

Số liệu của Doing Business công bố cho thấy chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam hiện nay thậm chí còn có mức độ xếp hạng cao hơn cả với một số quốc gia có kinh tế phát triển như Trung Quốc (98), Canada (105), Mexico (92), Israel (77), Hungary (110), Romania (147), Ukraina (128) ...

Nếu so sánh kết quả các yếu tố đánh giá chỉ số của Việt Nam với trung bình các nước ở Châu Á – Thái Bình Dương và các nước thuộc OECD cho thấy số thủ tục của Việt Nam là tương đương, còn thời gian thực hiện của Việt Nam là ít hơn đáng kể (Việt Nam: 46 ngày, Châu Á – Thái Bình Dương: 71,6 ngày, OECD: 79,1 ngày).

Xét về mức độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện thì Việt Nam được 6/8 điểm, tăng 3 điểm so với năm 2016. Yếu tố này được cải thiện rất nhiều trong năm vừa qua. Đây là ghi nhận của Doing Business thể hiện qua các cải cách của EVN trong việc cung cấp điện với chất lượng tin cậy, ổn định và công khai, minh bạch về dịch vụ cung cấp điện.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, EVN đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện trong hoạt động điện lực, từ các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cho đến cung cấp dịch vụ điện ngày một tốt hơn theo hướng đơn giản và thuận tiện hơn cho khách hàng.

Đến cuối năm 2017, 100% các dịch vụ cung cấp điện năng của EVN đều có thể thực hiện đăng ký trực tuyến và đây là một trong những nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng, cải thiện độ tin cậy cung cấp điện để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng sử dụng điện trên cả nước.

                                                                                                                          Toàn Thắng

Top