• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Chính phủ “chỉ tận tay” hàng loạt vướng mắc với hàng XNK

23/03/2015 3:41 PM

(Chinhphu.vn) – Hàng loạt bất cập trong các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa vốn bị cộng đồng doanh nghiệp phàn nàn trong thời gian qua sẽ sớm được sửa đổi theo yêu cầu của Chính phủ.

Thủ tục quản lý chuyên ngành đang khiến thời gian thông quan kéo dài
Tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã yêu cầu cuối năm 2015, thời gian làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa giảm xuống còn tối đa 13 ngày, đối với hàng hóa nhập khẩu là 14 ngày. Mục tiêu cho năm 2016 còn lớn hơn: Giảm thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu xuống còn dưới 10 ngày và thời gian nhập khẩu xuống còn dưới 12 ngày.

Theo các cơ quan chức năng, vướng mắc lớn nhất hiện nay trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu là thủ tục quản lý chuyên ngành (chiếm 72% thời gian thông quan), liên quan đến các lĩnh vực chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quản lý hóa chất… Đây thực sự đang là “nút thắt” đối với mục tiêu cắt giảm thời gian thông quan, với nhiều thủ tục trùng lắp, chồng chéo hoặc không rõ ràng dẫn đến thực hiện tùy tiện…

Trước thực tế này, Nghị quyết số 19 đã giao từng bộ ngành sửa đổi từng văn bản quy phạm pháp luật đang gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Hướng sửa đổi cũng được chỉ rõ.

Cụ thể, Bộ Công Thương phải rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, Nghị định số 26/2011/NĐ-CP và Thông tư số 40/2011/TT-BCT về thủ tục khai báo hoá chất; Thông tư số 32/2009/TT-BCT về kiểm tra hàm lượng formaldehyt trên các sản phẩm dệt may.

Các văn bản này đều phải được sửa đổi theo hướng giảm mạnh các trường hợp hàng hóa phải kiểm tra, khai báo, thực hiện thủ tục bằng phương thức điện tử.

Bộ này cũng phải sửa đổi, bổ sung Quyết định số 11039/2014/QĐ-BCT theo hướng bãi bỏ các văn bản trước đó của Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm; quy định chi tiết tới mặt hàng theo Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam; quy định cụ thể về hình thức quản lý, chỉ định cơ quan, tổ chức giám định, chứng nhận, kiểm định đối với các mặt hàng trong danh mục.

Bộ NNPTNT được giao chỉ đạo giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu trong đó có nội dung về việc nguyên liệu hải sản nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu vào thị trường châu Âu (EU) phải được khai thác, vận chuyển bởi tàu cá có Code EU. Đơn giản quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; đơn giản quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian thẩm tra Giấy chứng nhận thủy sản khai thác.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng dịch vụ công trực tuyến phù hợp với cơ chế Hải quan một cửa; khắc phục tình trạng trùng lặp về các yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Bộ này cũng được giao sửa đổi, bổ sung Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và công nhận sự phù hợp của các nước có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và nhãn hiệu nổi tiếng.

Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo giải quyết các vướng mắc phát sinh từ Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT về  kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2012/TT-BYT về thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong trường hợp sản phẩm chỉ thay đổi về kích cỡ vật liệu bao gói và Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT theo hướng quy định rõ thời gian lấy mẫu, trả kết quả trong kiểm tra chất lượng phụ gia thực phẩm nhập khẩu cho sản xuất.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao thực hiện hiệu quả Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT theo hướng đơn giản thủ tục, quy trình và giảm thời gian kiểm tra chuyên ngành đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện.

Về nhiệm vụ chung, các bộ ngành phải rà soát, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2013/NĐ-CP đối với hàng hóa thuộc Danh mục quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Thành Đạt

Top