• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

“Chính phủ đã hồi sinh những nỗ lực đổi mới”

22/12/2014 6:00 PM

(Chinhphu.vn) – Theo chuyên gia quốc tế, trong bối cảnh không dễ dàng, Chính phủ Việt Nam đã hồi sinh những nỗ lực đổi mới. Và có nhiều dấu hiệu hứa hẹn đà đổi mới sẽ được tiếp tục trong năm 2015.

Quan điểm trên được ông Raymond Mallon, cố vấn cao cấp của dự án nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam (RCV - do Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tài trợ) đưa ra tại hội thảo ngày 22/12 về xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. Hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Vị cố vấn này được chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá là có cái nhìn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài về tình hình kinh tế Việt Nam sau nhiều năm làm việc với các kinh nghiệm thực tiễn tại nước ta.

Trong phân tích của mình, ông Raymond Mallon đưa ra 2 lý do làm gia tăng áp lực tiến hành cải cách tại Việt Nam. Đó là kinh tế tăng trưởng chậm lại sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lộ trình gia nhập, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế như TPP.

“Các diễn đàn kinh doanh, các phương tiện truyền thông của Việt Nam ngày càng thẳng thắn phê phán lợi ích nhóm, tham nhũng và công khai thảo luận về phương án lựa chọn tốt nhất để đạt được các mục tiêu phát triển”.

Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình tái cấu trúc không hề dễ dàng bởi các nhóm lợi ích sẽ chống lại những thay đổi gây bất lợi đến vị trí, quyền lợi hiện tại của họ. Hội nhập và tái cấu trúc kinh tế cũng sẽ buộc các ngành nghề kém cạnh tranh phải tham gia vào cạnh tranh, giúp tăng năng suất, nhưng cũng có thể dẫn đến sự thất bại của một số doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã hồi sinh những nỗ lực đổi mới, tham gia rộng rãi hơn cùng các doanh nghiệp và cộng đồng nhằm tạo dựng sự ủng hộ rộng rãi để thúc đẩy cải cách”, ông Raymond Mallon nói.

Vị cố vấn điểm lại hàng loạt những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian ngắn vừa qua. Đó là việc Quốc hội thông qua Hiến pháp mới và các luật mới liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư…; Thủ tướng phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.

Đặc biệt, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được ông Raymond Mallon coi như một bước ngoặt về tư duy và cách tiếp cận. Lấy các nước ASEAN 6 làm chuẩn so sánh để cải cách thủ tục hành chính, Nghị quyết đã trình bày rõ ràng, chi tiết về mục tiêu cải cách, thời gian và trách nhiệm thực thi. Và cách làm này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Về khuyến nghị cho thời gian sắp tới, ông Raymond Mallon cho rằng cần tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực đã được xác định trong Nghị quyết 19 như thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, tiếp cận điện…

Cần “nỗ lực liên tục” để bảo đảm thực hiện hiệu quả những thay đổi tích cực trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, đặc biệt cần lưu tâm kiểm soát tình trạng các Bộ ngành, địa phương ban hành các quy định nhằm áp đặt các điều kiện kinh doanh với doanh nghiệp. 

Tương tự như cách tiếp cận trong Nghị quyết 19, Việt Nam cần xem xét sửa đổi mạnh mẽ hệ thống pháp luật theo hướng tiếp cận các thông lệ tốt của quốc tế.

Đặc biệt, ông Raymond Mallon nhắc đi nhắc lại yêu cầu xây dựng sự ủng hộ rộng rãi trong nước cho tiến trình đổi mới, thông qua các biện pháp như đối thoại chính sách rộng rãi, gồm cả sự tham gia lâu dài của truyền thông. Bằng chứng từ kinh nghiệm quốc tế cũng có thể giúp Việt Nam tạo dựng sự ủng hộ trong nước để thúc đẩy cải cách thể chế.

“Khó có thể lập chi tiết hỗ trợ cho cải cách thể chế và phát triển, vì những cơ hội cải cách có thể đến bất ngờ. Do đó, cần xử lý linh hoạt những vấn đề phát sinh”, ông Raymond Mallon khuyến nghị.

Hà Chính

Top