- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Chính phủ đặt mục tiêu cao hơn
(Chinhphu.vn) – Chính phủ đặt mục tiêu cao hơn trong 2 năm 2015-2016, theo dự thảo Nghị quyết mới về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
![]() |
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2015, Thủ tướng khẳng định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là nội dung có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế-xã hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tại phiên họp thường kỳ vừa diễn ra ngày 2/3, Chính phủ đã cơ bản thống nhất với dự thảo Nghị quyết do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo. Chính phủ giao các cơ quan trên hoàn thiện dự thảo và trình Thủ tướng ký ban hành trong tháng 3/2015.
Nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn then chốt
Theo dự thảo, việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là yêu cầu cấp bách trong thời gian từ 3-5 năm tới, giai đoạn then chốt với tiến trình hội nhập sâu rộng quốc tế của nước ta.
Tiếp tục lấy điểm số và xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Kinh tế Thế giới làm căn cứ để đưa ra các mục tiêu và giải pháp, song dự thảo Nghị quyết mới đưa ra những mục tiêu cao hơn so với Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014.
Nếu Nghị quyết 19 đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015, Việt Nam đạt mức trung bình của các nước ASEAN-6 về môi trường kinh doanh, thì dự thảo Nghị quyết mới yêu cầu đến hết năm 2015, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của Việt Nam phải đạt và vượt mức này.
Và đến hết năm 2016, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tối thiểu phải đạt mức trung bình của nhóm ASEAN-4 (gồm Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan) trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế.
Cụ thể, khởi sự kinh doanh thuộc nhóm 60 nước đứng đầu thế giới; bảo vệ nhà đầu tư thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; chỉ số tiếp cận tín dụng thuộc nhóm 20 nước đứng đầu.
Đồng thời, kéo giảm mạnh thời gian thực hiện hàng loạt thủ tục hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Thủ tục tiếp cận điện năng còn 35 ngày (trước đây 115 ngày, hiện là 70 ngày); nộp thuế và bảo hiểm xã hội bắt buộc là 168 giờ (trước đây là 871 giờ); xin cấp phép xây dựng còn 77 ngày (hiện là 114 ngày); đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống còn 14 ngày (hiện là 57 ngày).
Thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu còn 12 ngày (trước đây là 21 ngày, năm 2015 còn 14 ngày), nhập khẩu còn 10 ngày (trước đây là 21 ngày, 2015 còn 13 ngày); rút thời gian giải quyết tranh chấp thương mại tối đa còn 200 ngày (hiện là 400 ngày); thời gian giải quyết thủ tục phá sản còn tối đa 24 tháng (trước đây là 60 tháng, năm 2015 còn 30 tháng).
Tuân thủ đầy đủ quy luật của thị trường
Về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, tiếp nối tinh thần Nghị quyết 19, dự thảo Nghị quyết giao mục tiêu cụ thể và quy định rõ những nhiệm vụ cần thực hiện cho từng Bộ, cơ quan, địa phương.
Theo đó, hàng loạt vướng mắc hết sức cụ thể nhưng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua sẽ được giao từng cơ quan xử lý, sửa đổi từng văn bản có liên quan.
Về nhiệm vụ và giải pháp chung, bao trùm, dự thảo Nghị quyết xác định nhiệm vụ đầu tiên là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Vận hành đồng bộ, thông suốt các loại thị trường; thực hiện phân bổ nguồn lực và quản lý giá theo cơ chế thị trường.
Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính.
Về tổ chức thực hiện, dự thảo Nghị quyết giao các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh thành nghiên cứu, tìm hiểu rõ phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu đề ra theo thông lệ quốc tế. Ban hành kế hoạch hành động của từng Bộ, cơ quan, địa phương.
Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu lấy kết quả thực hiện Nghị quyết làm căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của các Bộ, cơ quan, địa phương.
Hà Chính
các tin mới nhận

Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Hải Phòng

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Tin đọc nhiều