- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại cho nuôi thủy sản lồng bè mùa mưa lũ
(Chinhphu.vn) - Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh Nam Trung Bộ phối hợp với cơ quan liên quan bám sát tình hình thực tế, hướng dẫn các cơ sở nuôi biện pháp chăm sóc, quản lý lồng bè, thủy sản nuôi trong mùa mưa lũ.
Chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho nuôi thủy sản lồng bè mùa mưa lũ |
Theo Tổng cục Thủy sản, từ ngày 16/11 đến nay, tại khu vực Nam Trung Bộ xuất hiện mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Dự báo thời gian tới thời tiết sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt ảnh hưởng đối với thuỷ sản nuôi lồng bè (cá biển, tôm hùm...) do nước ngọt từ các cửa sông đổ ra.
Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh Nam Trung Bộ phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III và chỉ đạo các đơn vị có chức năng liên quan bám sát tình hình thực tế, hướng dẫn các cơ sở nuôi các biện pháp chăm sóc, quản lý lồng bè, thủy sản nuôi trong mùa mưa lũ. Tập trung quản lý, đảm bảo an toàn cho người và lồng bè nuôi; quản lý môi trường; quản lý việc sử dụng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Di chuyển lồng bè nuôi tới nơi có môi trường ổn định, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi. Tổ chức thu hoạch thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm ở khu vực không có khả năng hoặc khó di chuyển lồng bè nuôi. Về lâu dài, cần khuyến cáo, hạn chế nuôi tại khu vực môi trường không ổn định, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi điều kiện bất lợi môi trường hàng năm.
Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản tại Công văn số 993/TCTS-NTTS ngày 16/6/2021 về việc chủ động ứng phó với mùa mưa bão trong nuôi trồng thủy sản năm 2021, Công văn số 490/TCTS-NTTS ngày 5/4/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng và các khuyến cáo tại bản tin thông báo kết quả quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
Bên cạnh đó, tổ chức phòng, trị bệnh theo quy định của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng và chống dịch bệnh thủy sản. Khi thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết, người nuôi cần báo cáo cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương. Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm, cá bị bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Tổ chức thực hiện nghiêm quy định của pháp luật trong nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi lồng bè, nuôi biển nói riêng. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
HH
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều