- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Chưa quyết liệt tham mưu để tháo gỡ triệt để cho doanh nghiệp
(Chinhphu.vn) - Vướng mắc thuộc thẩm quyền của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước thì phải giải quyết, xử lý ngay, không gây cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp; khẩn trương báo cáo, đề nghị giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền của các bộ, Chính phủ, Thủ tướng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng. |
Đây là đề xuất được Tổ công tác của Thủ tướng nêu ra tại báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ giao và kết quả hoạt động của Tổ công tác trong tháng 2/2020.
Trong tháng 2 vừa qua, Tổ công tác đã có 3 buổi làm việc với: 12 bộ, cơ quan về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh; 13 bộ, cơ quan về tình hình xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 13 tập đoàn, tổng công ty để đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ và nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp này.
Trong báo cáo gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác, cho biết sau hơn 1 năm thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định số 131/2018/NĐ-CP, Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban đã hoàn thành 157/185 nhiệm vụ giao, còn 26 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, chỉ có 02 nhiệm vụ quá hạn; đã tiếp nhận và thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Ủy ban đã tích cực xử lý 259 công việc dở dang tiếp nhận từ các Bộ (trong đó có nhiều việc phức tạp, nhiều vướng mắc, khó khăn, tồn đọng qua nhiều năm); nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã chuyển đại diện chủ sở hữu về Ủy ban đã nỗ lực vượt khó, sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, còn một số tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của Ủy ban. Giữa Ủy ban và một số bộ chưa phối hợp chặt chẽ để giải quyết dứt điểm một số tồn đọng của doanh nghiệp trước khi chuyển về Ủy ban; việc áp dụng các quy định về thẩm quyền, nội dung phê duyệt giữa Ủy ban và các cơ quan liên còn có cách hiểu khác nhau nhưng Ủy ban chưa quyết liệt tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để để tháo gỡ, giải quyết kịp thời, triệt để.
Tại buổi làm việc, Tổ công tác đã tổng hợp được 95 kiến nghị của các Tập đoàn, Tổng công ty. Trong đó, có 69 kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan; 26 kiến nghị đối với Ủy ban.
Đối với 69 kiến nghị đối với Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, cơ quan, Tổ công tác sẽ chuyển đến các bộ, cơ quan xử lý, giải quyết theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền đề nghị báo cáo, đề xuất cụ thể với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng giải quyết, xử lý. Văn phòng Chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trong quá trình xử lý các kiến nghị này.
Đối với 26 kiến nghị liên quan đến thẩm quyền giải quyết của Ủy ban, Ủy ban cam kết sẽ xử lý, giải quyết và trả lời cụ thể với các Tập đoàn, Tổng công ty.
Tổ công tác kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ủy ban đồng hành tích cực hơn nữa với doanh nghiệp; khẩn trương làm việc với từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc Ủy ban và tổ chức Hội nghị chuyên đề để phát hiện, nắm bắt đầy đủ những vướng mắc, khó khăn và phân loại cụ thể từng khó khăn, vướng mắc. Vướng mắc thuộc thẩm quyền của Ủy ban thì phải giải quyết, xử lý ngay, không gây cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp; vướng mắc thuộc thẩm quyền của các bộ thì có văn bản đề nghị bộ, cơ quan giải quyết kịp thời; vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khẩn trương báo cáo, tham mưu, đề xuất cụ thể.
Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động kinh doanh và quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý, sử dụng vốn nhà nước, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 262/TB-VPCP ngày 27/7/2019.
Các bộ, cơ quan liên quan chủ động vào cuộc hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với Ủy ban tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà các tập đoàn, tổng công đang gặp phải; tạo điều kiện cho Ủy ban, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 262/TB-VPCP.
Từ đầu năm 2019 tới nay, Chính phủ, Thủ tướng đã giao các bộ, cơ quan, địa phương 11.836 nhiệm vụ. Trong đó, 6.892 nhiệm vụ đã hoàn thành, 4.626 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 318 nhiệm vụ quá hạn, chiếm 2,6%. |
Các bộ có doanh nghiệp chuyển giao đại diện chủ sở hữu về Ủy ban khẩn trương phối hợp tích cực với Ủy ban để giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ còn tồn đọng của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ giai đoạn trước khi Ủy ban được thành lập (trước khi chuyển đại diện chủ sở hữu về Ủy ban) theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành dự thảo Nghị quyết về tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban, trình Chính phủ trong tháng 3 năm 2020. Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1232/QĐ-TTg phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2020.
Bộ Nội vụ khẩn trương báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đặc thù về tuyển dụng kiểm sát viên nhà nước cho Ủy ban (Ủy ban đã có văn bản gửi Bộ Nội vụ).
Tổ công tác kiến nghị, giao Tổ công tác tiếp tục làm việc với các bộ, cơ quan liên quan, tập đoàn, tổng công ty đã chuyển đại diện chủ sở hữu về Ủy ban để nắm bắt cụ thể những khó khăn, vướng mắc, những bất cập, tồn tại đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng giải quyết, xử lý.
Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giao liên quan đến sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước chưa chuyển đại diện chủ sở hữu về Ủy ban, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Chịu trách nhiệm giải trình nếu chậm tiến độ
Cũng theo Tổ công tác, thực hiện yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, trong thời gian qua các bộ, cơ quan đã nỗ lực, chủ động, tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết và đạt được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, tình hình nợ đọng văn bản quy định chi tiết chưa được xử lý dứt điểm. Hiện, còn 19 văn bản đang nợ đọng, chưa được ban hành, gây khó khăn, lúng túng trong việc thi hành luật, pháp lệnh.
Ngoài ra, các Bộ, cơ quan có 58 văn bản quy định chi tiết phải được ban hành trước 15 tháng 5 năm 2020 để bảo đảm có hiệu lực từ 01/7/2020 cùng với các luật, pháp lệnh.
Ngay sau buổi làm việc với các bộ, cơ quan (ngày 06/02/2020), Tổ công tác đã có báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 228/TTg-PL ngày 13 tháng 02 năm 2020 chỉ đạo, yêu cầu cụ thể đối với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Tổ công tác kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 228/TTg-PL; chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tiến độ xây dựng, trình văn bản quy định chi tiết; chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để chậm tiến độ. Tiến độ và chất lượng các dự án luật và văn bản quy định chi tiết là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua khen thưởng năm 2020 đối với người đứng đầu bộ, cơ quan và cá nhân liên quan. Từng bộ, cơ quan quán triệt nghiêm túc để thực hiện.
Đối với 19 văn bản quy định chi tiết nợ đọng, các bộ, cơ quan phải hoàn thiện, trình Chính phủ ngay sau phiên họp này để hoàn thiện ban hành trước 15 tháng 4 năm 2020. Riêng đối với một số văn bản có tính chất phức tạp, thuộc trách nhiệm trình của Bộ Công an phải hoàn thiện, trình trước 15 tháng 3 năm 2020; các thông tư phải ban hành trước 15 tháng 3 năm 2020.
Đối với 58 văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ 01/7/2020, 31 Nghị định, các bộ, cơ quan phải trình Chính phủ trước 15 tháng 4 năm 2020 để bảo đảm ban hành trước 15 tháng 5 năm 2020; 27 Thông tư, các bộ, cơ quan phải ban hành theo thẩm quyền trước 15 tháng 5 năm 2020.
Bộ Tư pháp chủ động tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc soạn thảo, trình các văn bản quy định chi tiết của các bộ, cơ quan. Rà soát, đề xuất Thủ tướng phân công các Bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết ngay khi các luật, pháp lệnh được thông qua. Trong đó lồng ghép nhiều nội dung trong 1 văn bản, giảm thiểu tối đã việc ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết một luật.
Về xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, cơ bản các nhiệm vụ giao tại Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử đã được các bộ, cơ quan hoàn thành việc triển khai. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ đã quá hạn, chưa hoàn thành.
Tổ công tác kiến nghị các bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử, trình trước 30 tháng 4 năm 2020 để hoàn thiện thủ tục, bảo đảm ban hành trong tháng 6/2020, như Nghị định thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; Nghị định về kết nối, chia sẻ; Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị định về xác thực, định danh điện tử; Nghị định về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử…
Các bộ, ngành, địa phương đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo, huy động, ưu tiên nguồn lực triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử; gương mẫu, đi đầu trong việc sử dụng chữ ký số cá nhân, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và chịu trách nhiệm về tiến độ triển khai, chất lượng công việc..
Cùng với đó, đề cao việc chuẩn hóa chế độ báo cáo của bộ, địa phương; phải coi đây là công việc trọng tâm trong việc triển khai Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Tập trung hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, kết nối với Công Dịch vụ công quốc gia.
Hà Chính
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều