• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Chuyên gia Dragon Capital: Cải cách đang đi đúng hướng

22/11/2014 11:45 AM

(Chinhphu.vn) - Việt Nam đang có được sự ổn định chính trị, tạo được niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài. Những cải cách về đầu tư công, cải tổ ngân hàng đang đi đúng hướng.

Ngày 10/11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa 13, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015. Là Chuyên gia Kinh tế cao cấp của Quỹ đầu tư Dragon Capital, ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn đã có những chia sẻ quan điểm về kinh tế vĩ mô của Việt Nam qua cuộc phỏng vấn ngắn với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ.

Vĩ mô ổn định, tạo xung lực cho tăng trưởng

Đánh giá về tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay, ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn cho rằng, kinh tế vĩ mô hiện nay cơ bản ổn định, sự ổn định này đang tạo xung lực cho tăng trưởng kinh tế. “Chúng ta thấy xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tốt, tiêu dùng nội địa bắt đầu cải thiện, tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm đạt 8,6%, tức đã cao hơn mức tăng 7,3% của năm 2013. Lạm phát tiếp tục giảm mạnh, có khả năng thấp hơn 3% cuối năm nay”, ông Tuấn dẫn chứng.

Đặc biệt, cán cân vãng lai thặng dư cao nhất khu vực các nước mới nổi, tỉ giá ổn định. Rủi ro hệ thống cũng giảm nhiều so với các năm trước. Với những bước tiến triển như vậy thì vừa qua Fitch và Moody's đã nâng hạng mức tín nhiệm của Việt Nam và một số ngân hàng, như Agribank, Viettinbank, ACB.

Thêm vào đó là sự phục hồi của thị trường bất động sản cũng là một tín hiệu tốt cho nợ xấu của khối ngân hàng.

Mục tiêu tăng trưởng hợp lý

Về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015, vị chuyên gia cao cấp này cho rằng, mục tiêu của Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP ở mức 6,2% trong 2015 theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua là khá hợp lý, không thấp để dễ dàng đạt được, nhưng cũng không quá cao để phải đánh đổi ổn định vĩ mô.

Các mục tiêu nhìn chung cân bằng giữa ổn định vĩ mô cho dài hạn và tăng trưởng bền vững cho ngắn hạn trong lúc tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế (đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng).

“Tôi lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm sau”, vị chuyên gia này bày tỏ và cho biết dự báo năm 2015 sẽ là một năm ổn định vĩ mô với mức tăng trưởng cao hơn, lạm phát sẽ tiếp tục ở mức thấp 4-5%, tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất vay ngắn và trung hạn. Điều chỉnh tỉ giá nếu có cũng sẽ không lớn và chủ yếu để hỗ trợ xuất khẩu. Kế hoạch tăng trưởng GDP 6,2% (cao hơn mức kì vọng 5,8% của 2014) nhiều khả năng đạt được vì ngân sách đầu tư công rộng rãi hơn so với kế hoạch 2014 (Thu ngân sách 2014 vượt dự toán khá nhiều), niềm tin về sự phục hồi cũng tốt hơn, đặc biệt là thị trường bất động sản cũng đã ấm lại.

Củng cố niềm tin

Ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn cho biết thêm, Việt Nam đang có được sự ổn định chính trị, tạo được niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài. Những cải cách về đầu tư công, cải tổ ngân hàng đang đi đúng hướng.

Cùng với đó, quyết tâm gia nhập các khu vực thương mại mậu dịch tự do (Free Trade Agreement) Vietnam-EU, hay TPP sẽ tạo động lực cho sự thay đổi mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân cũng như khối doanh nghiệp Nhà nước. Quyết tâm chính trị cao trong việc cổ phần hoá gần đây là một điểm rất sáng cho nến kinh tế. Việc Chính phủ tập trung và quyết tâm cắt giảm thủ tục hành chính đã góp phần củng cố niềm tin cho giới đầu tư.

Quản trị doanh nghiệp nên được đặt lên hàng đầu

Nhận định về những trở ngại có thể ảnh hưởng đến sự ổn định vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới, ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn cho rằng, ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức dưới 5% nên tiếp tục được ưu tiên.

Việc tăng mức tăng trưởng GDP, tăng hiệu quả sự dụng vốn của nền kinh tế bằng cách cải cách hệ thống ngân hàng, đầu tư công và doanh nghiệp Nhà nước vẫn là thử thách của Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và việc minh bạch hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần (niêm yết, quản trị…) nếu tiến hành chậm thì Việt Nam sẽ bỏ lở cơ hội lớn để cải cách kinh tế.

Vị chuyên gia cao cấp nhấn mạnh: “Quan trọng hơn nữa, sự thay đổi về chất còn quan trọng hơn là lượng, do đó vấn đề quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần nên được đặt lên hàng đầu. Hiện có nhiều doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá, niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng sự minh bạch và quản trị lại chưa có những cải cách đáng kể nên hiệu quả không có nhiều thay đổi như mong đợi”.

Mạnh Hùng (thực hiện)

Top