- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Cơ hội trong thách thức: Nhìn từ những mô hình đột phá ở địa phương
(Chinhphu.vn) - Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những sáng kiến, mô hình mới, cách làm hay, phát huy hiệu quả rõ rệt trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức do dịch bệnh COVID-19, nổi bật là mô hình Tổ Công tác hỗ trợ dự án đầu tư (Investor Care) của tỉnh Quảng Ninh và Tổ Phản ứng nhanh ‘3 nhất’ của tỉnh Bắc Ninh.
Những mô hình này vừa chứng tỏ khí thế phát triển mới mạnh mẽ, vừa là những cách làm có thể nhân rộng trong bối cảnh cả nước thực hiện thích ứng linh hoạt, an toàn, ứng phó hiệu quả với dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bài 1: Hỗ trợ thiết thực nhà đầu tư, Quảng Ninh giữ vững vị trí dẫn đầu
Xác định nhiệm vụ trọng tâm là cải cách hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy mục tiêu tăng cường niềm tin và nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo kết quả hoạt động, ngày 10/6/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định thành lập Tổ Công tác hỗ trợ dự án đầu tư tỉnh Quảng Ninh (Quảng Ninh Investor Care).
Lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ninh trao đổi với các doanh nghiệp. Ảnh: VGP |
Theo sát bước chân nhà đầu tư
Năm 2020 là năm đặc biệt với tỉnh Quảng Ninh khi lần đầu tiên cả 4 chỉ số: Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh đều đứng thứ nhất trong cả nước. Với kết quả trên, tỉnh Quảng Ninh duy trì 4 năm liên tiếp xếp thứ 1/63 và 8 năm liên tiếp trong tốp 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước.
Với mục tiêu giữ vững vị trí dẫn đầu các bảng xếp hạng PAR Index, PCI, PAPI, SIPAS, Tổ Quảng Ninh Investor Care có nhiệm vụ chủ động nắm bắt thông tin, tổng hợp tình hình triển khai các dự án ngoài ngân sách, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án; kịp thời chỉ đạo đơn vị trực thuộc hỗ trợ, giải quyết những kiến nghị, khó khăn của các nhà đầu tư, hoặc đề xuất kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, đảm bảo tiến độ, hiệu quả và giảm thiểu các thủ tục hành chính.
Tổ Quảng Ninh Investor Care sử dụng phương thức tạo mã QR dẫn trực tiếp tới Zalo, chatbox... để kết nối với các thành viên và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp đang có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và các nhà đầu tư tiềm năng.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn cũng là Tổ trưởng Tổ Quảng Ninh Investor Care, đồng thời là Trưởng Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA) - cơ quan thường trực của Tổ.
Ông Nguyễn Tường Văn cho biết trong năm 2021, địa phương đã tiếp đón, làm việc trực tiếp và trao đổi trực tuyến với 16 đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh. Một số tổ chức, cá nhân đang quan tâm nghiên cứu đầu tư, tìm hiểu sâu về các dự án tại Quảng Ninh, điển hình như Dự án Bệnh viện quốc tế kết hợp nghỉ dưỡng của Tập đoàn MCAG (Australia) và Công ty CP Đầu tư thương mại quốc tế Anh Quân; Dự án Nhà máy dệt nhuộm của Công ty TNHH Hyosung (Hàn Quốc); Dự án Nhà máy sản xuất nhà cửa lắp ghép thông minh kỹ thuật công nghệ 4.0 của Công ty Zuru (New Zealand)…
Qua các buổi tiếp xúc, làm việc trực tiếp, Tổ Investor Care nhận được nhiều đánh giá tích cực và sự ủng hộ từ phía cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp. Quảng Ninh Investor Care được ví như “người bạn đồng hành”, là “cầu nối” giữa các nhà đầu tư với các cấp có thẩm quyền để lắng nghe, hỗ trợ đầu tư thiết thực.
39 dự án ưu tiên khởi công theo lĩnh vực tại Quảng Ninh. Nguồn IPA |
Tổ đã lựa chọn ưu tiên 39/101 dự án có vốn đầu tư ngoài ngân sách để sớm khởi công triển khai trong năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 121.600 tỷ đồng. Sau 5 tháng đi vào hoạt động, Tổ Investor Care đã nhận được sự vào cuộc tích cực của các sở, ban, ngành và địa phương. Đến nay, số dự án có những cải thiện, chuyển biến về tiến độ chiếm 31,58%.
Tổ Investor Care được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) đánh giá, xem xét đưa vào mô hình mới trong báo cáo của Dự án PCI quốc gia về những sáng kiến phát huy hiệu quả tích cực công tác cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh PCI.
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh chia sẻ, Tổ Investor Care đã tích cực hỗ trợ, kịp thời giải đáp những vướng mắc, khó khăn và hướng dẫn tận tình cho nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn tỉnh, trong đó có Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh cũng đang triển khai một số dự án đầu tư. Đặc biệt là việc kết nối với tài khoản Zalo chính thức của Quảng Ninh Investor Care đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều thông tin thiết thực liên quan đến hoạt động sản xuất của đơn vị mình, giảm thiểu các thủ tục hành chính. Ông Giang đánh giá, cá nhân ông cũng như nhiều doanh nghiệp cảm thấy hài lòng về tính hiệu quả của Tổ.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, xuyên suốt, lâu dài trong chiến lược xây dựng và phát triển của tỉnh. Quảng Ninh không phải phấn đấu chỉ để giành ngôi vị đứng đầu, mà là nỗ lực xây dựng hình ảnh một địa phương đi đầu trong đổi mới sáng tạo để phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.
Chống dịch hiệu quả vẫn là nền tảng để thu hút đầu tư
IPA - Cơ quan thường trực Quảng Ninh Investor Care tiếp xúc các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hạ Long, tháng 9/2021 |
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án, kịch bản và áp dụng đồng bộ linh hoạt tất cả các biện pháp, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, cũng như không để thiếu hụt nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Quảng Ninh phấn đấu trong 5 năm tới có ít nhất 10.000 doanh nghiệp thành lập mới; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 5 tỷ USD.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, 9 tháng đầu năm 2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã cấp giấy chứng nhận thu hút 8 dự án đầu tư FDI mới và điều chỉnh tăng vốn cho 4 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,076 tỷ USD, tăng 2,73 lần so với cùng kỳ năm 2020. Dự kiến đến hết năm 2021, thu hút FDI cấp mới và điều chỉnh trên địa bàn sẽ đạt khoảng 1,3 tỷ USD, tăng gần 2,5 lần so với cả năm 2020 (589 triệu USD).
Ngoài ra, với sự hỗ trợ, cam kết của các lãnh đạo tỉnh, cùng sự vào cuộc tích cực từ các sở, ban, ngành, địa phương liên quan, chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, Quảng Ninh thu hút 2 dự án có nguồn vốn đầu tư FDI lớn nhất được đầu tư trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay, có hàm lượng khoa học công nghệ cao tại Khu công nghiệp Sông Khoai, với tổng vốn đầu tư gần 900 triệu USD. Những dự án này sẽ tạo ra cú hích phát triển mới trong thu hút đầu tư FDI tại Quảng Ninh.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký cho biết, tỉnh đang được rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước ngoài quan tâm tìm đến. Sự hấp dẫn này đến từ môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch; luôn tiên phong trong cải cách hành chính, chất lượng phục vụ của chính quyền; hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực; hệ thống hạ tầng chiến lược được quan tâm đầu tư với tầm nhìn từ nhiều năm trước, ngày càng hoàn thiện đồng bộ; đặc biệt là lãnh đạo địa phương luôn vào cuộc cùng doanh nghiệp gỡ khó.
Mặt khác, thời gian tới, tỉnh vẫn không lơi lỏng công tác phòng chống dịch; đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh an toàn; đảm bảo an sinh xã hội, đời sống, sức khỏe của người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp, bám sát tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi cách nhìn nhận, tiếp cận trong quản lý, điều hành nền kinh tế. Để sản xuất kinh doanh bền vững, phát triển bền vững, cần phải chăm lo đến an sinh xã hội, cũng như xây dựng cơ chế ràng buộc trách nhiệm trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp FDI và người dân.
Ông Nguyễn Xuân Ký khẳng định, Quảng Ninh cam kết chăm lo cho doanh nghiệp phát triển bền vững; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính; bảo đảm an toàn cho người lao động; an toàn cho sản xuất; an toàn cho cộng đồng dân cư và vì sự phát triển của địa phương.
Với địa bàn được giữ vững an toàn cùng hàng loạt chính sách, giải pháp, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Quảng Ninh kỳ vọng một làn sóng đầu tư mới và tỉnh sẽ ngày càng phát triển năng động, bền vững và toàn diện.
Năm 2021, những thành công trong phòng, chống dịch COVID-19 đã tạo điều kiện để Quảng Ninh thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng từ 7,75% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 12,52% trong 6 tháng cuối năm và cả năm ước đạt 10,28%. Động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo, tốc độ tăng trưởng ước đạt 32,19% so với cùng kỳ; xây dựng tăng ước đạt 23,25%; ngành khai khoáng ước tăng 8,08%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tốc độ tăng trưởng ước đạt 4,51%, vượt so kịch bản tăng trưởng. Thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 51.000 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Trung ương giao và dự toán HĐND tỉnh giao đầu năm, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Thu hút đầu tư ngoài ngân sách tăng cao, nhiều dự án lớn được khởi công trên địa bàn. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 93.938 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ. Như vậy, Quảng Ninh nằm trong nhóm các địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng cao và là tỉnh liên tục trong 6 năm liền có tốc độ tăng trưởng 2 con số. |
Nguyên Dũng
Bài 2: Từ ‘Bác sĩ doanh nghiệp’ tới Tổ phản ứng nhanh ‘Ba nhất’
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều